Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Văn hay lớp 9
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Bài làm 1 Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh khó khăn gian khổ những người lính luôn tìm cho một tình cảm để bù lấp vào những khó khăn ấy. Nguyễn Duy cũng vậy, ngoài ...
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Bài làm 1
Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh khó khăn gian khổ những người lính luôn tìm cho một tình cảm để bù lấp vào những khó khăn ấy. Nguyễn Duy cũng vậy, ngoài tình đồng chí mà bất kể người lính nào cũng có thì nhà thơ còn có một người bạn tri kỉ riêng đó chính là ánh trăng. Nguyễn Duy đã viết về người bạn tri kỉ ấy trong quá trình từ chiến tranh.
Trước hết là ánh trăng khi còn chiến tranh, khi ấy nhà thơ coi ánh trang giống như một người tri kỉ vậy chính vì thế mà ánh trăng gắn bó với nhà thơ suốt:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Từ hồi còn nhỏ cho đến khi chiến tranh ánh trăng luôn là nguồn sáng hiền hòa mà nhà thơ tìm kiếm đến để soi sáng cho tất cả những gì nhà thơ cần nhìn thấy trong đêm tối. Chính cái ánh sáng hiền hòa ấy cũng làm cho tâm hồn của người chiến sĩ trở nên yêu đời hơn. Trong đêm tối ở chiến trường thì ánh trăng chính là người bạn tri kỉ mỗi khi nhà thơ ngẩn ngơ nhớ nhà hay là khi hành quân giết giặc ánh trang ấy trở thành nguồn sáng soi đường cho người chiến sĩ dễ nhìn thấy địch. Ánh trăng ấy khiến cho nhà thơ tưởng chừng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa ấy.
Thế nhưng khi về thành phố, cuộc sống thay đổi và những ý nghĩ của con người cũng thay đổi:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Thành phố không còn là nơi để trăng khoe ánh sáng của mình nữa, tại sao vậy? vì ánh sáng của điện của gương hay là lòng của người xưa đã quên ánh trăng ấy?. Vầng trăng từ một người tri kỉ khi về thành phố bỗng nhiên lại trở thành một người dưng qua đường, không hề quen biết. Thế rồi một hôm điện cũng phải tắt đi, phòng tối om thì bỗng nhiên người tri kỉ năm xưa xuất hiện. Ánh trăng ấy vẫn ở đó chỉ là người bạn năm xưa không còn thấy sự tồn tại của nó mà thôi. Nó thì vẫn soi sáng còn ánh điện kia có sáng cũng có lúc bị mất đi.
Nhà thơ bỗng nhiên thấy được người bạn năm xưa, ngửa mặt lên nhìn mặt thì biết bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về trong đầu:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khi nhà thơ ngửa mặt lên thì thấy rưng rưng những gì như là sông là biển,là rừng. bao nhiêu kỉ niệm năm xưa nay lại hiện về trong trí óc. Còn trăng thì cứ tròn vành vạnh như trách móc hờn giận cái sự vô tâm tàn nhẫn lãng quên của người bạn cũ. Ánh trăng không nói gì mà chỉ im phăng phắc đủ cho nhà thơ thấy giật mình về lỗi lầm của mình. Cái sự im lặng mới là cái đáng sơ nhất.
Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp đó là phải biết yêu thương trân trọng quá khứ không nên lãng quên nó. Càng không nên vì có cái mới mà lãng quên nó. Vì đến khi cái mới mờ nhạt dễ mất đi còn quá khứ thì vẫn còn ở đó.. Một khi ta nhớ ra lại thấy bản thân mình quả thật rất tồi tệ khi đã lãng quên quá khứ lãng quên những người bạn tri kỉ.
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Bài làm 2
Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.
Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.
Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.
Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:
Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.
Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo
Từ hồi về thành phố
Quen đèn điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.
Để rồi ở khổ thơ tiếp, tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.
Đến khổ thơ này thì tứ thơ đã đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả thay đổi lớn nên mới dẫn đến sự thay đổi bất ngờ của tứ thơ như thế này. Sau chiến tranh, tác giả trở về với cuộc sống thường ngày, bận rộn với thực tại và có thể đã “quên mất” quá khứ, quên mất người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Chính cuộc sống đủ đầy hiện tại với đèn điện sáng trưng, ánh trăng trở nên mờ nhạt. Đến khi “đèn điện tắt” tác giả mới giật mình, thảng thốt nhận ra căn phòng tối om và nhận ra lương tâm mình đã thay đổi. Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững. Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó.
Thực sự đến khổ thơ này, tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hờ hừng của bản thân đối với quá khứ, đối với “người bạn tri kỉ” một thời gắn bó. Với 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng lại khiến người đọc thấy lương tâm của mình rung động lạ kì.
Đối diện với ánh trăng, tác giả nhận ra “có cái gì rưng rưng”, là ánh trăng rưng rưng hay là lòng người rưng rưng, có lẽ là cả hai. Một sự hội ngộ bất ngờ và đầy day dứt của tác giả. Ánh trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn tròn đầy và thủy chung như xưa, chỉ có con người đổi thay.
Đến khổ thơ cuối, tứ thơ trở nên sắc nhọn:
Vầng trăng tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật minh
Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh. Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả và thức tỉnh những người đang dần lãng quên đi quá khứ.
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy với tứ thơ lạ, độc đáo, cách viết mới mẻ, hấp dẫn, từ ngữ “độc” và hơn hết là tình cảm của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học sâu sắc nhất.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
- phân tích câu thơ vầng trăng thành tri kỷ