21/02/2018, 09:22

Nghị luận về ý kiến Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên – Văn hay lớp 9

Nghị luận về ý kiến Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên – Bài làm 1 Thanh niên là thế hệ tương lai, là trụ cột của đất nước mai sau. Vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước rất quan trọng. Họ cần phải được rèn luyện nhân cách ...

Nghị luận về ý kiến Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên – Bài làm 1

Thanh niên là thế hệ tương lai, là trụ cột của đất nước mai sau. Vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước rất quan trọng. Họ cần phải được rèn luyện nhân cách và đạo đức từ khi bắt đầu ý thức được trách nhiệm đó. Bởi vậy mới có câu “Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên”.

Thanh niên là từ để chỉ thế hệ trẻ, những con người có sức khỏe, nhiệt huyết và đam mê sống, làm việc hết mình để cống hiến và dựng xây đất nước ngày càng giàu mạnh. Thanh niên chính là thế hệ học sinh, sinh viên đang được trang bị kiến thức văn hóa, xã hội ngay trên ghế nhà trường để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, và phát triển đất nước. Thanh niên cần phải xác định được hướng đi của mình để không lệch lạc, để phù hợp với yêu cầu của đất nước mai sau.

Ở lứa tuổi thanh niên, việc học luôn được đề cao lên hàng đầu. Bởi vì có học thì mới có kiến thức, có hiểu biết để góp công sức của mình vào phát triển đất nước. Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi người việc học là suốt đời, học chưa bao giờ là thừa, kiến thức chưa bao giờ là đủ. Những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải cố gắng phấn đấu không ngừng để đi tìm hiểu, bổ sung kiến thức để làm hành trang cho bản thân sau này.

“Nỗ lực học tập” chính là sự quyết tâm, kiên trì, chăm chỉ, không bỏ cuộc giữa chừng dù cho khó khăn và thử thách nhiều như thế nào. Sự nỗ lực của bản thân không phải tự dưng mà có, cần phải có quá trình rèn luyện, phấn đấu hằng ngày. Nó sẽ tạo thành một động lực để bạn sau này tự tin bước tiếp. Nếu không nỗ lực thì mọi việc chúng ta muốn làm sẽ nhanh chán, nhanh bị ngó lơ, và cuối cùng là bị quên lãng. Khi bắt đầu đặt ra mục đích của bản thân thì trước hết phải có ý chí và nghị lực để có thể làm mọi cách đạt được điều đó.

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tấm gương ham học, nỗ lực để vượt lên chính mình. Em Nguyễn Văn Bình, thủ khoa của Đại học Vinh năm 2013 đã vươn lên hoàn cảnh khó khăn của gia đình để chạm tới ước mơ làm giáo viên của mình. Mặc dù không được học hành nhiều nhưng Bình luôn quý trọng thời gian, quý trọng mỗi giờ dạy của cô trên lớp. Em đã tìm mọi cách để được học, khi đi làm đồng, chăn trâu, nấu cơm. Miên lúc nào có thể học được là em đều tranh thủ thời gian. Đây là một tấm gương nỗ lực không ngừng xứng đáng để mọi người noi theo và học hỏi.

Sự nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ chính là động lực để tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Những nỗ lực của hiện tại sẽ được đèn đáp vào mai sau. Đất nước chúng ta đang không ngừng đi lên, đòi hỏi thanh niên phải ý thức được điều này để không ngừng phấn đấu, cố gắng hoàn thiện bản thân mình từng ngày.

Khi nhận thức được vai trò của bản thân mình trong tương lai thì sự nỗ lực không còn là của riêng mỗi người nữa, mà nó đã được quy chiếu thành trách nhiệm. Không một ai được lười nhác, được bỏ bê, được lơ là công việc học tập của mình. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển và kiến thức đòi hỏi cũng cần được nâng cao. Thế hệ trẻ nếu không theo kịp với xu hướng của thời đại thì sẽ không thể nắm rõ được định hướng phát triển bản thân và phát triển xã hội như thế nào.

“Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên” không còn là lời khuyên, lời nhắc nhở thanh niên nữa mà đã trở thành câu khẩu hiệu, lời kêu gọi. Thanh niên cần phải tự nhắc nhở bản thân mình nỗ lực không ngừng nghỉ, khám phá thế giới xung quanh, trang bị kiến thức để sẵn sàng trở thành chủ nhân của đất nước.

Như vậy trách nhiệm, vai trò của thanh niên đối với đất nước mai sau vô cùng quan trọng nên việc nỗ lực học tập là rất cần thiết và phát huy cao hơn nữa.

Nghị luận về ý kiến Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên – Bài làm 2

Lênin từng có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên đã khẳng định tầm quan trọng thiết yếu của việc học. Và để việc học của chúng ta đạt được kết quả tốt đẹp thì mỗi cá nhân cần xác định rõ mục đích học tập cho bản thân. Vì lẽ đó mà UNESCO đã đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khằng định mình”. Vậy chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề trên. 

“Học” là sự tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực không chỉ từ nhà trường mà còn từ cuộc sống. Ông bà ta khi xưa thường khuyên con cháu: “ Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học”. Thật vậy, để mở mang sự hiểu biết cũng như tích luỹ tri thức quý giá thì con người ta luôn phải trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ. Bạn có thể biết được những điều hay, mới lạ, bổ ích bằng cách tìm tòi học hỏi qua sách vở, qua thầy cô,bạn bè cũng như từ thực tế cuộc sống. Chỉ cần luôn cố gắng và có tinh thần ham học hỏi, chắc chắn ta sẽ giải đáp được những điều ta muốn biết và hơn nữa là hiểu thêm về những điều ta chưa biết. Nhờ vậy mà bản thân luôn bắt kịp với thời đại, với sự phát triển vượt bậc của xã hội.

Bên cạnh việc học để tiếp thu kiến thức, chúng ta còn cần xác định cho mình một mục đích học tập quan trọng khác nữa, đó là “học để làm”.Ta có thể hiểu “học để làm” ở đây là vận dụng những kiến thức mình đã học vào cuộc sống. Hay nói rõ hơn là học cho tương lai, học để mai sau có thể kiếm được công việc, nghề nghiệp ổn định nhờ đó nuôi sống bản thân và cống hiến sức lực, trí tuệ cho đất nước… 

Vậy còn “học để chung sống” là như thế nào? Hẳn ai cũng biết,cuộc sống quanh ta vốn muôn màu muôn vẻ, đa dạng và vô cùng phức tạp với nhiều mối quan hệ. Việc “học” trong trường hợp này được hiểu là học cách đối nhân xử thế, học những điều hay lẽ phải cũng như cách sống đẹp. Quan hệ giữa người với người đi đến tốt đẹp, hoà hảo hay mâu thuẫn, xung đột đều là do chúng ta quyết định. Nếu biết cư xử phải lẽ với nhau, biết nghĩ cho nhau, cho tập thể thì hẳn mỗi người đểu cảm nhận được niềm hạnh phúc khi cho đi và nhận lại. Mặt khác, “học để chung sống” còn là học tập và tuân theo những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật để trở thành một cong dân gương mẫu, góp phần xây dựng bộ mặt văn minh, tích cực cho đất nước. 

Cuối cùng là “học để tự khẳng định mình”. Ai mà không muốn được mọi người kính nể, ai mà không muốn đạt được địa vị cao cũng như gặt hái được thành công trong cuộc sống. Thế nhưng không phải muốn là có thể có được mà ta phải trải qua sự rèn luyện, học tập chăm chỉ. Vì lẽ đó mà mỗi chúng ta phải luôn nổ lực tìm tòi kiến thức, cố gắng học thật giỏi để chứng minh được mình là người hữu ích và khẳng định tài băng của chính bản thân. 

Có thể nói, bốn yếu tố trênđóng vai trò hết sực quan trọng cho sự học. “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” là yêu cầu tiếp thu kiến thức rồi vận dụng nó vào thực hành, vào hành động trong cuộc sống từ đó hoàn thiện nhân cách và khẳng định chính bản thân. Là học sinh, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải ra sức học tập văn hoá để ứng dụng kiến thức đã học vào thức tế. Nhưng học giỏi vẫn chưa đủ mà ta còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Có những người rất giỏi giang, thành đạt nhưng chỉ biết có bản thân mình mà không nghĩ đến tập thể, không bao giờ biết giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Như vậy là họ đã bỏ qua việc học để chung sống với xã hội. Cũng có những bạn chẳng xác định được mình học để làm gì. Các bạn ấy chỉ học qua loa, đối phó sao cho đủ điểm, học chỉ vì nghĩ ba mẹ ép buộc mà không hiểu rằng việc học có ý nghĩa rất quan trọng cho tương lai của mình. Bởi lẽ đó, mỗi học sinh hãy luôn có ý thức học tập và có trách nhiệm với chính bản thân cũng như gia đình và xã hội. 

Tóm lại, việc học là rất quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Do đó, mỗi chúng ta, nhất là thế hệ thanh niên thế kỉ XXI hãy xác định cho mình mục đích học tập và phấn đấu nổ lực hết mình để mai này trở thành công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh.

0