Phân tích bài Sông Núi Nước Nam
Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ Sông núi nước Nam Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, bao vị anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa và tuyên bố độc lập chủ quyền của nước ta. Tiêu biểu nhất là Lý Thường Kiệt với “Sông núi nước Nam”, bài thơ chính là bản tuyên ngôn độc ...
Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ Sông núi nước Nam
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, bao vị anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa và tuyên bố độc lập chủ quyền của nước ta. Tiêu biểu nhất là Lý Thường Kiệt với “Sông núi nước Nam”, bài thơ chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định rõ ràng chủ quyền dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy.
Chưa thực sự rõ tác giả của bài thơ này là ai nhưng những tài liệu, kể cả bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử đầu ghi là Lý Thường Kiệt. Về sự ra đời của bài thơ thì có nhiều lời kể khác nhau, trong đó được lưu truyền rộng rãi và hợp lí nhất là: NĂm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đến thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát-hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt- có tiếng ngôn bài thơ này. Bài thơ là lời khích lệ tinh thần quân sĩ, ngày mở đầu, tác giả đã khẳng định:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở”
Mỗi dân tộc đều có lãnh thổ riêng thuộc quyền sở hữu của dân tộc đó, như vậy nước Nam cũng thế, sông núi nước Nam là của vua Nam ở. Theo như trong bản phiên âm vua Nam nguyên văn là “Nam Đế”, tức là vua nước Nam. Trong chữ Hán có chữ “vương” cũng có nghĩa là vua. Nhưng “đế” thì cao hơn “vương”. Ở đây dùng chữ “đế” là để tỏ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa, ở Trung Hoa vua gọi là “đế” thì ở nước ta cũng vậy. Trung Hoa,đất nước vẫn luôn lăm le ý định xâm lược nước ta, biến nước ta thành quận huyện của chúng, ở đây tác giả dùng từ “đế” là lời khẳng định nước Nam là một đất nước, có vua đứng đầu, ngang bằng với Trung Hoa. Ở câu tiếp theo, như một lời khẳng định lại rõ ràng hơn, bổ sung ý nghĩa cho câu thơ đầu tiên:
“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”
Nước Nam nhất định phải là của người Nam,điều đó như là một chân lý hiển nhiên của trời đất, đã được tạo hóa phân định rõ ràng. Lời thơ không dài dòng mà rõ ràng dứt khoát càng làm nổi bật lên sự quyết đoán của Lý Thường Kiệt, người chỉ huy tài ba đã đem lại nhiều thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Hai câu thơ đầu là lời khẳng định chủ quyền, nước Nam nhất định của người Nam, điều đó đã được sách trời phân định rõ ràng. Đến hai câu thơ tiếp,nổi bật lên trong đó ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền dân tộc thiêng liêng ấy và ngữ khí đanh thép buộc tội giặc dữ nếu phạm vào “sách trời”
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ
Chủ quyền của dân tộc ta đã được phân định rõ ràng, thế nhưng vẫn có giặc dữ, những thế lực âm mưu hòng xâm chiếm nước ta ròm ngó “phạm” vào những vùng đất của nước Nam ta, đó là sự thật lúc bấy giờ. Trước bọn giặc dữ ngông cuồng ấy, câu thơ cuối cùng đã thể hiện hết khí thế, quyết tâm cao độ đánh bại giặc ngoại xâm giữ vững chủ quyền dân tộc “Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Tác giả gọi bọn giặc là “chúng mày”, bày tỏ rõ thái độ của kẻ ở trên, thực hiện những điều đúng đắn,“nhất định phải tan vỡ” dường như đó là kết quả hiển nhiên, phải có cho bọn giặc dữ. Xâm phạm vào chủ quyền nước Nam nhất định sẽ bị ý chí, quyết tâm, lòng yêu nước và tinh thần luôn luôn sắn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của những con người nơi đây đánh bại, khiến chúng phải “tan vỡ” bại trận. Và quả đúng như vậy khi nhân dân nước Nam đã đánh tan quân Tống xâm lược lần thứ nhất năm 1077 trên sông Như Nguyệt, đập tan sự cao ngạo của nhà Tống và âm mưu xâm lược nước ta.
Với ý chí vững vàng, tinh thần yêu nước cao độ, nhân dân ta đã đập tan được bao âm mưu xâm chiếm của các thế lực thù địch, lịch sử đấu tranh trường kì giữ nước của dân tộc ta chính là niềm tự hào to lớn trong trái tim mỗi người Việt Nam. Giờ đây, công cuộc giữ nước tạm khép lại, hòa bình nhiệm vụ của chúng ta không còn là đấu tranh trên chiến trường gian khó với súng đạn để bảo vệ Tổ quốc nữa mà là đấu tranh và cố gắng phát triển trên mặt trận kinh tế, cố gắng đem trí tuệ của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng non sông đất nước tươi đẹp. Nam quốc sơn hà mãi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, đánh dấu một chặng đường dài gian khó kiên trì bảo vệ Tổ Quốc.