21/02/2018, 10:06

Phân tích Hai khổ cuối Ông đồ

Đề bài: Em hãy phân tích Hai khổ cuối Ông đồ Vũ Đình Liên là một nhà thơ lớn tuy ông sáng tác không nhiều nhưng những đóng góp của ông được rất nhiều người biết đến. Và những sáng tác của ông mang đậm hoài niệm về lũy tre, thành cổ và những con người “muôn năm cũ”. ...

Đề bài: Em hãy phân tích Hai khổ cuối Ông đồ

Vũ Đình Liên là một nhà thơ lớn tuy ông sáng tác không nhiều nhưng những đóng góp của ông được rất nhiều người biết đến. Và những sáng tác của ông mang đậm hoài niệm về lũy tre, thành cổ và những con người “muôn năm cũ”. Trong đó tiêu biểu là bài thơ Ông đò, hai khổ cuối của bài thơ đã cho ta thấy rõ nét đẹp truyền thống của dân tộc đã bị lãng quên.

Khi không khí tết đến xuân về nhà nhà lại náo nức đi sắm tết và trang trí cho ngôi nhà được trang hoàng hơn. Đặc biệt đói với người Việt Nam thì ngày lễ tết truyền thống không thể thiếu được bánh trưng xanh, câu đối đỏ.

Đặc biệt là câu đối đỏ, đây là một thú vui tao nhã của người Việt Nam nhất là người dân Hà Thành. Hình ảnh ông đồ già ngồi trên những con phố đông đúc tấp lập người đến rồi người đi. Nhưng trong hai khổ thơ cuối của Vũ Đình Liên lại thể hiện về cuộc sống thê lương đến sầu não của ông đồ:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Như vậy ta thấy được tình cảnh ông đò thật đáng thương. Mặc dù ông vẫn ngồi đấy đợi chờ những con người đến để mua câu đố. Ông đợi mãi đợi mãi khi những chiếc giấy vẫn nằm im trên góc phố và những chiieesc lá vàng đã lìa cây rơi xuống. Đồng thời trong khung cảnh đó trời lại mưa bay bay khiến người đọc không khỏi thương xót trong ông. Có lẽ ở độ tuổi của ông giờ này nên ở nhà để chuẩn bị đón một cái tết đầm ấm bên gia đình. Nhưng vì yêu nghề và muốn giữ vẻ đẹp của cái tết truyền thống ông không ngại khó khăn mà vẫn ngồi đợi những người sẽ đến để mua câu đố đỏ.

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa”

Một mùa xuân mới, một cái tết mới hoa đào lại nở nhưng ta lại không thấy ông đồ ở các con phố nữa. Nhìn không cảnh này như thiếu vắng đi bóng dáng của một ai nên con người ta cảm thấy man mát buồn. Có lẽ hình tượng ông đồ đi sẽ mãi không bao giờ trở lại. Đối với những con người luôn tìm ông mà thấy ông lỡ hẹn hoa đào nhiều lần họ cảm thấy không chấm nhận được và dần lãng quên ông. Người đọc cảm thấy thương tiếc cho ông một người có tài năng như vậy mà bị lãng quên thật là uổng phí.

“Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Hoa đào vẫn nở, phố xá vẫn đông đúng chỉ có duy nhất ông đồ không xuất hiện. Cũng đồng nghĩa với việc chơi câu đố cũng bị mai một dần. Trước xự xót xa và thương cảm ấy sự buồn ấy cũng lấn áp cả sang cảnh vật. “Nhưng người muôn năm cũ” có phải chăng là ông đồ, những người thuê ông viết chữ nhưng bây giờ chỉ thốt lên “hồn ở đâu bây giờ”. Thật là tiếc thương mà tác giả muốn thức tỉnh mọi người về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Qua bài thơ này tác giả muốn kể cho chúng ta nghe một câu chuyện về ông đồ. Đồng thời tác giả bày tỏ sự thương tiếc đến một nét đẹp truyền thống của dân tộc đang bị mài mòn dần và nhắn nhủ thế hệ đọc hôm nay và mai sau bất trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Phan tich Hai kho cuoi Ong do

Anh chị hãy phân tích Hai khổ cuối Ông đồ

Anh chi hay phan tich Hai kho cuoi Ong do

0