Phạm Hữu Quang
(1952 - 2000) là một nhà thơ ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả của bài thơ Giang hồ nổi tiếng. sinh năm 1952 tại Bắc Đuông, Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam. Từng học Đại học Sư phạm Sài Gòn rồi chuyển về học Đại học Cần ...
(1952 - 2000) là một nhà thơ ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả của bài thơ Giang hồ nổi tiếng.
sinh năm 1952 tại Bắc Đuông, Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam.
Từng học Đại học Sư phạm Sài Gòn rồi chuyển về học Đại học Cần Thơ, khi ra trường, ông đi dạy vài ba năm rồi chuyển qua công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật An Giang.
Từ năm 1969, ông đã có thơ có thơ đăng trên các tạp chí văn chương, nhưng anh sáng tác không nhiều.
Ông lâm bệnh mất lúc 12 giờ 45 phút ngày 28 tháng 4 năm 2000 tại Long Xuyên, An Giang.
...Giang hồ ba bữa buồn một bữa Thấy núi thành sông biển hóa rừng Chân sẵn dép giày trời sẵn gió Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung… Giang hồ tay nải cầm chưa chắc Hình như ta mới khóc hôm qua Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà!
(Tháng 5 năm 1991)
- Đàn Gà Con – Văn nghệ An Giang 1980
- Ngẫu Hứng Chiều Sông Hậu - Văn nghệ An Giang 2000
Nhà thơ Yên Uyên Sa viết: viết nhiều đề tài, nhiều mặt của cuộc sống. Ở đề tài nào Quang cũng gần như nắm bắt được cái “hồn” của nó. Thơ viết về gia đình cứ man mác mà thẩm thấu:
Em suốt đời chẳng hiểu được mình Vẫn như bé khi về bên chị Cây gáo chẳng hóa thành cây thị Nhưng chị em mãi là nàng tiên
(Thơ tặng chị ruột, 1986)
Thơ viết về tình yêu đọc nghe lạnh mà đau đớn:
Có khác đâu buổi chiều mười năm trước Tiễn em xa mưa nổi bóng hiên ngoài Ta vô cớ cười rung như tiếng lạc Mười năm ư? Chưa dứt hạt mưa bay
(Chiều mưa trở lại thị trấn N, 1982) Những bài thơ viết về những chuyến “giang hồ vặt”, gặp bạn chí cốt hay những bài thơ viết về chính mình trong vùng kinh tế mới là những bài thơ thành công của quang bởi chất vừa thực vừa thơ. Với tôi, có lẽ tiếng “Ừ” được Quang sử dụng trong thơ cũng đã góp thêm vào sự thành công ấy…
Ta về, ừ nhỉ ta về thôi Ô hay bến thuyền kèo cột gẫy Qua mùa hoạn lộ chẳng còn vui...
(Về quê, 1987)
Ừ thì ta hát em nghe Câu thơ hát trước câu vè hát sau… ...Tình - tang tang - tính tang – tình Em đi bỏ chỉ một mình ta nghe
(Khúc ru, 1986)