14/01/2018, 22:47

Ôn thi Đại học môn Văn theo Chuyên đề: Tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Ôn thi Đại học môn Văn theo Chuyên đề: Tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn Tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân Ôn thi Đại học, tốt nghiệp THPT môn Văn lớp 12 ...

Ôn thi Đại học môn Văn theo Chuyên đề: Tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

 Tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Ôn thi Đại học, tốt nghiệp THPT môn Văn lớp 12 theo chuyên đề lần này xin gửi đến các bạn chuyên đề phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Chuyên đề lần này sẽ giúp các bạn cảm nhận Vợ nhặt sâu hơn qua các câu hỏi như phân tích nhân vật Tràng và bà cụ Tứ, phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt,...

Tổng hợp các chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Câu 1: Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Gợi ý trả lời:

  • Hoàn cảnh của nhân vật: Cách gọi tên, dáng vẻ, ngoại hình gợi vẻ đáng thương tội nghiệp
  • Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh
  • Thị xuất hiện vừa bằng ngoại hình vừa bằng tính cách của một con người năm đói
  • Trong hoàn cảnh trôi dạt, người vợ nhặt có lòng ham sống mãnh liệt
  • Đằng sau vẻ nhếch nhác là người phụ nữ ý tứ biết điều…..
  • Người vợ nhặt lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.
  • Đánh giá nghệ thuật xây dựng miêu tả nhân vật của nhà văn và vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Hình ảnh người “vợ nhặt” là một sáng tạo của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai với niềm tin vào sự sống. …

Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn sau:

“ …Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Gợi ý trả lời:

Mở bài: Vài nét về tác giả- tác phẩm- đoạn văn

Thân bài:

Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn (tóm tắt : nằm trong phần cuối của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau)

Ý nghĩa:

  • Chi tiết trên thể hiện tình trạng cùng cực của người dân lao động trong nạn đói 1945
  • Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa ăn đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.
  • Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :

Bà cụ Tứ: Người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (bà đã dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa ăn giản dị cho con trai của mình; để các con đỡ tủi hờn, bà gọi chệch “cháo cám” là “chè khoán” và tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn).

Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình.

Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng là người tế nhị, thị đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.

  • Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
  • Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.

Kết bài: Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám và ba nhân vật.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nông dân nghèo khổ này.

Gợi ý trả lời:

*a/ Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Diễn đạt lưu loát, kết cấu bài chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

*b/ Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản:

  • Giới thiệu: tác giả, tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ
  • Phân tích tâm trạng: Những biểu hiện tâm trạng của bà mẹ nghèo khi thấy con trai mình "nhặt vợ" giữa nạn đói khủng khiếp 1945.
    • Ngạc nhiên, lo lắng, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ Tứ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
    • Tủi thân, tủi phận, xót xa cho mình, cho con trai.
    • Vui với hạnh phúc bất ngờ của con, cảm thông, thương xót với người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
    • Lạc quan, tin tưởng vào tương lai. (yêu cầu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

→ Tâm trạng bà mẹ phức tạp, có lúc chứa đầy mâu thuẫn...nhưng tất cả đều thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu, giàu yêu thương của một bà mẹ nông dân nghèo khổ, nhân hậu.

    • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc nhưng chân thật.

Câu 4: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Gợi ý trả lời:

Giá trị nhân đạo cao cả:

Trên cơ sở của giá trị hiện thực sâu sắc mà có giá trị nhân đạo cao cả; trên bờ vực thẳm của cái chết, trong bóng tối của số phận bi thảm lại lóe sáng tình người cao đẹp và sức sống kì diệu của con người. - Tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tư đối với con trai và con dâu. Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà "mừng lòng",bà hi vọng cũng vì thương chúng nó. Tình thương ấy dồn vào câu nói từ đáy lòng bà: Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...". Vượt lên tình thương con – nhất là với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới - đó là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ. Bà gọi thị là "con", tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thì ngày đêm đầu gặp mặt. Và sáng hôm sau, bà cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui. Chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới.

Không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao cả. Suốt cả cuộc đời ngheo khổ, nhưng bà không hề nghĩ đến minh.

Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động - đằng sau manh áo rách là một tấm lòng vàng. - Niềm khao khát tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng. Kim Lân nói rất đúng :" những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống". Nhưng đây không chỉ là cái sống vật chất để tồn tại, mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm - tổ ấm gia đinh. Sức sống con người thật kì diệu : từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sống đích thực và cao đẹp của con người. Nhân đạo biết bao và cũng nhân văn biết mấy ! Đây là nội dung độc đáo và cảm động nhất của tác phẩm. Cho nên, tuy "chợn" nghĩ " thóc gạo đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đeo bòng", nhưng Tràng vẫn " Chậc ! Kệ!" và dẫn vợ về nhà. Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ qua xóm ngụ cư, bởi vì có " một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy" dâng lên "ôm ấp, mơn man khắp da thịt..."; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: " Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái của hắn lạ lùng", "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng","bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vơ con sau này". Bởi vì Tràng đã có một gia đình, và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, anh đã được tắm mình trong ánh sáng hạnh phúc của tổ ấm gia đình. Đây là đoạn văn tràn đầy cảm hứng nhân đạo với những phất hiện sâu sắc và tinh tế về tâm trạng nhận vật của Kim Lân.

Câu 5: Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Gợi ý trả lời:

Giá trị hiện thực sâu sắc

Kim Lân là một nhà văn của nông thôn, rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này, nên ông đã dựng lên trong Vợ nhặt một bức tranh cô đúc mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét: - Bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và năm ngổn ngang khắp lều chợ", "bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma và sau đó là '"người chết như ngả rạ", "thây nằm còng queo bên đường", không khí vẩn lên mùi gây cùa xác người", rồi "mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt" và "tiếng hờ khóc tỉ tê trong đêm khuya" Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đình anh Tràng, búa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai.

Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói: Ở xóm ngụ cư là 'những khuôn mặt hốc hác u tối" trong "cuộc sống đói khát", "không nhà nào có ánh đèn, lửa", đến cả trẻ con cũng "ngồi ủ rũ dưới những xó đất ; không buồn nhúc nhích". Trong gia đình Tràng thì bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu áo quần rách như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, hai con mắt trùng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên"... Số phận của họ có khác gì "cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại" và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám "đắng chát và nghẹn bứ trong cổ"...

Có một hiện thực tuy chưa rõ nét nhưng đã hiện ra ở cuối truyện trong ý nghĩ của Tràng: "cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm". Đoàn người khi phá kho thóc Nhật và lá cờ của Việt Minh.

Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ của những người như Tràng. - Nan đói khùng khiếp, số phận bi thảm của những người đói và lá cờ cách mạng là những mặt chủ yếu nhất của hiện thực lúc bấy giờ được Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên.

(Còn tiếp)

0