14/01/2018, 22:46

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Luyện thi Đại học môn Văn - Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là tài liệu tổng ...

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Luyện thi Đại học môn Văn - Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

là tài liệu tổng hợp hệ thống kiến thức cũng như các câu hỏi phân tích và có gợi ý trả lời bài thơ bài thơ Tây Tiến, giúp các bạn ôn thi Đại học khối C, D hiểu rõ cũng như có các cảm nhận mới về tác phẩm.

Bài viết số 3 lớp 12 đề 2: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong bài Tây Tiến

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Ôn thi Đại học theo chuyên đề:
Tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng

Câu 1: Cảm nhận của anh /chị về đoạn thơ sau:

Dốc lên khúc khuyu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Quang Dũng, Tây tiến, Ngữ văn 12 tập một)

Gợi ý trả lời:
Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách làm bài văn NLVH
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Trình bày tác giả, tác phẩm và nội dung yêu cầu của đề
Thân bài:
- Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở
- Khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến
- Tinh thàn lạc quan không ngại khó vì lí tưởng cao đẹp “sống cho tổ quốc” của người lính Tây Tiến
- Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn từ giàu tính tạo hình.
Kết bài: Thành công của tác giả về xây dựng hình tượng người lính trên nền cảnh rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội.

Câu 2: Vẻ đẹp của một thế hệ người Việt Nam trong đoạn thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)


Gợi ý trả lời:
1/ Đoạn thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp vừa bi tráng vừa lãng mạn, vừa hào hùng vừa hào hoa của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Vẻ đẹp ngang tàng, oai hùng, vượt lên trên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh:

+ Thực tế gian khổ, khắc nghiệt: bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội, làm suy nhược sức khỏe của những người lính - da xanh bủng như màu lá, khiến họ phải cạo tóc, nhiều người bị rụng tóc,... Thậm chí có những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng núi hoang vu vì căn bệnh quái ác này.
+ Song những người lính vẫn vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh: Cách nói "không mọc tóc" [chứ không phải "tóc không mọc"] đã cho thấy sự chủ động của họ và dường như thấp thoáng một nụ cười dí dỏm. Hơn hết, ở họ vẫn toát lên sự kiêu hùng, dũng mãnh "dữ oai hùm"
- Vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng cống hiến dồn tụ trong ánh nhìn rực lửa "mắt trừng gửi mộng...". "Mộng" ở đây chính là giấc mộng được chiến đấu, được hi sinh vì độc lập dân tộc.
- Vẻ đẹp của những tâm hồn trai tráng, trẻ trung với những khát vọng tình yêu chân thành, say đắm: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".

2/ Nghệ thuật miêu tả:
- Bút pháp tả thực.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng kết hợp rất hài hòa.
* Trình bày
   Mở bài:
- Giới thiệu về Quang Dũng
- Giới thiệu về Tây Tiến (Tây Tiến là gì? Thành phần)
- Vị trí của đoạn thơ.
   Thân bài: Khái quát nội dung của đoạn thơ.
Phân tích:
* Bức chân dung kì dị nhưng dũng mãnh,hào hoa của người lính qua cái nhìn lãng mạn của nhà thơ
+ Ngoại hình('không mọc tóc','quân xanh màu lá')
+Tâm hồn: lãng mạn,bên cái bi của hoàn cảnh vẫn trỗi lên cái hùng tráng của tâm hồn.phân tích'mắt trừng','dữ oai hùm'.
+Phân tích nỗi nhớ nhà,nhớ người yêu qua'dáng kiều thơm'.
*Lẽ sống và sự hi sinh cao đẹp của người lính trong niềm thương tiếc,ngưỡng mộ của nhà thơ.
+Lẽ sống:không gian biên cương là những nấm mồ->hiện thực khắc nghiệt.
+ Nhịp thơ;dứt khoát,mạnh mẽ.
+Sự hi sinh cao đẹp và bi tráng: 'áo bào’,'về đất';'sông Mã gầm lên khúc độc hành'.
   Kết bài:
- Khái quát ý nghĩa toàn đoạn thơ.
- Tài năng và tấm lòng của Quang Dũng với chiến sĩ Tây Tiến.

0