Ôn thi cùng đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Văn – Vĩnh Tường 2017: Em hãy viết đoạn văn thuyết minh…
Mời các em tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi môn Văn 9 học kì 1 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc năm 2017 – 2018 có đáp án. Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018 ...
Mời các em tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi môn Văn 9 học kì 1 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm 2017 – 2018 có đáp án. Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. “Chuyện người con gái Nam Xương” là của tác giả nào?
A. Nguyễn Dữ | B. Nguyễn Du | C. Nguyễn Đình Chiểu | D. Phạm Đình Hổ |
Câu 2. Thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt” vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng | C. Phương châm quan hệ |
B. Phương châm về chất | D. Phương châm cách thức |
Câu 3. Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa | B. Ẩn dụ | C. Hoán dụ | D. Liệt kê |
Câu 4. Người kể chuyện trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là:
A. Ngôi thứ nhất số ít | C. Ngôi thứ ba |
B. Ngôi thứ nhất số nhiều | D. Ngôi thứ hai |
II. Phần tự luận (8 điểm):
Câu 5. Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.
Câu 6. Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
_____ HẾT _____
I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | D | B | A |
Thang điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
II. Phần tự luận:(8,0 điểm)
Câu |
Ý |
Nội dung |
Câu 5
3 điểm |
1 | 1. Con người và cuộc đời
– Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê làng Tiên Điền huyện Nghi xuân tỉnh Hà Tĩnh |
– Thời đại : Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kì có những biến động dữ dội. Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam tàn bạo, các tập đoàn PK chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Những yếu tố này tác động đến nhận thức, tình cảm của tác giả. | ||
– Gia đình: nhiều đời làm quan và truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tể tướng dưới triều Lê, mẹ là Trần Thị Tần vợ thứ 3 người xứ Kinh Bắc. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm quan to trong triều. | ||
– Cuộc đời : 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mẹ mất, ở với anh Nguyễn Khản. 10 năm (1786- 1796) lưu lạc gió bụi, đi nhiều tiếp xúc nhiều cảnh đời cực khổ.Năm 1802 làm quân bất đắc dĩ cho triều Nguyễn, làm quan tri huyện Bắc Hà
1813- 1814 : Làm quan Hữu tham tri bộ lễ và được cử đi Chánh sứ tại Trung Quốc lần thứ nhất. Năm 1820 được cử đi chánh sứ lần 2 chưa đi ông bị ốm và mất |
||
Tóm lại : + Nguyễn Du có cuộc đời gian truân, chìm nổi đi nhiều tiếp xúc nhiều hạng người tạo nên cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú có nhận thức sâu rộng về cuộc đời.
+ Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. + Là người có tài năng về về văn học nghệ thuật, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt. Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên thiên tài văn học Nguyễn Du, ông là đại thi hào dân tộc Việt Nam,là danh nhân văn hóa thế giới, có đóng góp to lớn trong sự phát triển nền văn học Việt Nam |
||
2 | 2. Sự nghiệp văn học: Có cả chữ Hán và chữ Nôm | |
– Sáng tác chữ Hán: (243 bài)
Thanh Hiên thi tập (78 bài làm ở Thái Bình) Bắc hành tạp lục (125 bài) Nam trung tạp ngâm (40 bài) |
||
– Sáng tác chữ Nôm : Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
Tiêu biểu nhất là Đoạn trường tân thanh và tên thường gọi là Truyện Kiều |
||
Câu 6
(5đ) |
Mở bài (0.5 đ) | – Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
– Bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp |
Thân bài 4.0 điểm | 1. Nguồn gốc của tình đồng chí (7 câu thơ đầu):
– Xuất thân : từ những làng quê nghèo khổ : nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. – Chung lí tưởng chiến đấu : Súng bên súng, đầu sát bên đầu – Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ chiến đấu gắn bó keo sơn trở thành đôi tri kỉ. – Kết thúc đoạn thơ là dòng chữ Đồng chí cùng dấu chấm than thể hiện cảm xúc nhà thơ. Nó như một bản lề khép lại khổ thơ đầu và mở ra biểu hiện của tình đồng chí ở khổ sau. |
|
2. Biểu hiện của tình đồng chí (khổ 2)
– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê : nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay). Từ mặc kệ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại. Giọng điệu, hình ảnh bến nước, gốc đa làm cho lời thơ càng thắm thiết. – Người lính cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm. Những chi tiết đời thường trở thành thơ, từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như 2 đồng chí bên nhau : Áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá/ chân không giày ; tay nắm/ bàn tay. – Câu thơ cuối đoạn : « Thương nhau tay nắm lấy bàn tay » : tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao thử thách, bệnh tật |
||
3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc (3 câu thơ cuối)
– Cảnh chờ giặc trong đêm rừng hoang sương muối. – Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc. Người lính hiện lên trong tư thế chủ động chờ giặc đến. – Câu cuối : Đầu súng trăng treo : Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh « Đầu súng trăng treo » mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng của dân tộc Việt Nam. Đây là hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ |
||
Kết bài 0.5đ | – Đề tài không mới nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động sâu lắng khi khai thác chất thơ từ những cái bình dị đời thường
– Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của người lính trong thời kì chống thực dân Pháp và ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ. |