Ôn tập thi kì 2 hiệu quả hơn với Đề thi cuối năm môn Văn lớp 7 – THCS Phổ Văn
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn trường THCS Phổ Văn năm 2017 .Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Em hiểu lời dạy trên như thế nào ? I. Đ ọc – hiểu : (3 đ) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới. Lịch sử ta ...
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn trường THCS Phổ Văn năm 2017.Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Em hiểu lời dạy trên như thế nào ?
I. Đọc – hiểu: (3đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3).
(Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục, trang 25)
1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn? (1đ)
2: Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó. (1đ)
3: Nêu nội dung của đoạn văn trên? (1đ)
II. Làm văn: (7đ)
1: (2đ)Viết một đoạn văn (7 -> 10 câu) chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người.
2: (5đ) Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Em hiểu lời dạy trên như thế nào ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Đọc – hiểu: (3đ)
1:
– Phương thức biểu đạt của đoạn văn: Nghị luận. (0,5đ)
– Câu mang luận điểm: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (0,5đ)
2:
Câu (2) của đoạn văn sử dụng phép tu từ liệt kê (0,5đ) có tác dụng diễn tả đầy đủ tên các anh hùng dân tộc theo thời gian lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. (0,5đ)
3: Đoạn văn chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử (1đ)
II. Làm văn: (7đ)
1: (2đ)
– Hình thức: (0,5đ) Đúng hình thức đoạn văn nghị luận chứng minh, đúng chính tả, chấm câu, chữ viết rõ ràng.
– Nội dung: (1,5đ) Có những ý cơ bản sau:
+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết với con người.
+ Ngày nay, rừng bị tàn phá khiến lũ lụt nghiêm trọng gây bao cảnh đau lòng.
+ Nước bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt, gây bao bệnh nguy hiểm cho con người.
+ Không khí bị ô nhiễm gây bệnh cho con người.
+ Đường phố, cầu cống xuống cấp gây tai nạn giao thông cho con người..
+ Vì vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người.
2: (5đ)
Yêu cầu chung:
Phương pháp lập luận: Giải thích.
Nội dung giải thích: Lời dạy của Bác Hồ là lời khuyên về tình cảm yêu đất nước, con người Việt Nam.
Phạm vi giải thích: Vận dụng thực tế cuộc sống để tìm hiểu vấn đề.
Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần trình bày được các nội dung sau:
Nội dung: (5.0đ)
1. MB:: (0.75đ)
– Nêu xuất xứ lời dạy của Bác (hoặc về tình cảm yêu thương thiếu niên, nhi đồng của Bác…).
– Lời dạy của Bác Hồ: ‘‘Yêu tổ quốc, yêu đồng bào’’
2. TB:: (3,5đ)
– Giải thích nội dung của lời dạy ( 1,0 đ )
- Yêu tổ quốc :
– Là yêu đất nước, yêu quê hương, yêu nơi mình được sinh ra…
– Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu những gì gần gũi: con sông, cánh đồng, bờ tre,…
- Yêu đồng bào:
– Là yêu những con người cùng một dân tộc, một màu da, một nòi giống….
– Tình yêu đồng bào bắt nguồn từ tình yêu những người thân, bạn bè gần gũi…
– Tại sao phải yêu tổ quốc, yêu đồng bào? (1,5đ)
– Có yêu tổ quốc mới sống hết mình vì tổ quốc, góp phần bảo vệ tổ quốc bình yên, làm cho tổ quốc ngày càng giàu mạnh, trong đó có sự hưởng thụ của chính mình (dẫn chứng)
– Có yêu đồng bào mới tạo mối đoàn kết, thân ái, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn (dẫn chứng)
– Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? (1.0đ)
Chúng ta phải sống vì tổ quốc, vì nhân dân bằng những hành động cụ thể:
– Ra sức bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi có kẻ thù xâm lược.
– Học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu…,.
– Đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ mọi người khi khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, lũ lụt….
3. KB:: (0,75đ)
– Khẳng định lời dạy của Bác rất có ý nghĩa, nhất là đối với thiếu niên nhi đồng
– Liên hệ bản thân.