23/02/2018, 09:11

Năm 2017 – Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 – Phòng GD&ĐT Thanh Sơn, Phú Thọ

Gửi tới các em tài liệu bổ ích vừa cập nhật sau đây: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn – của trường THCS Cự Thắng – Thanh Sơn năm 2017 có đáp án vừa được tổ chức ngày 17/12/2017. PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN TRƯỜNG THCS CỰ THẮNG (Đề có 02 trang) ĐỀ ...

Gửi tới các em tài liệu bổ ích vừa cập nhật sau đây: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn – của trường THCS Cự Thắng – Thanh Sơn năm 2017 có đáp án vừa được tổ chức ngày 17/12/2017. 

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN

TRƯỜNG THCS CỰ THẮNG

(Đề có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học 2017-2018

Môn: Ngữ văn 7

( Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.

Câu 1: Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?

A. Cuộc chia tay của hai anh em

B. Cuộc chia tay của hai con búp bê

C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ

D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.

Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa”  của Xuân Quỳnh là gì?

A. Tiếng gà trưa      B. Quả trứng hồng

C. Người bà     D. Người chiến sĩ

Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…..  đúng hay sai?

A.Đúng       B. Sai

Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

                                Non cao tuổi vẫn chưa già

                           Non sao….nước, nước mà…non

A. xa- gần     B. đi – về        C. nhớ – quên           D. cao – thấp.

Câu 5: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?

A. sơn hà      B. Nam đế cư    C. Nam quốc      D. thiên thư

Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. …tôi không trêu chị Cốc …đâu đến nỗi Choắt việc gì.                (Tô Hoài)

A. giá …..thì       B.  Nếu…..thì

C. Vì ……nên        D. Đáng lẽ…..thì

Câu 7: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?

A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi. B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ

C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non   D. Xám xịt; đo đỏ; tốt tươi.

Câu 8: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ Thi nhân” ?

A. Nhà văn   B. Nhà thơ   C. Nhà báo      D.Nghệ sĩ.

II. Tự luận ( 8 điểm):

Câu 9 ( 1 điểm) : Chỉ ra  điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ ?

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

                                                           ( Hồ Chí Minh)

Câu 10 (2 điểm ) :

a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ” của Hồ Chí Minh?

b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” .

Câu 11 (5 điểm ): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya“của Hồ Chí Minh.

*** Hết ***

LỜI GIẢI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm) Mỗi câu đúng : 0,25 điểm

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8
ĐÁP ÁN C A A C A A D B

II. Tự luận ( 8 điểm ):

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

9 – Các điệp ngữ : Đoàn kết, thành công

– Điệp ngữ nối tiếp.

– Tác dụng : Nhấn mạnh sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Cá nhân, tập thể hay một dân tộc biết hợp sức lại sẽ thành công trong mọi lĩnh vực như trong cuộc sống, trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

0,25

0,25

0,5

 

10

a. Chép chính xác bài thơ “Rằm tháng giêng”

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

b. Nêu được nét chính về  nội dung bài thơ :

+ Là bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm tháng kháng chiến gian khổ ác liệt và trường kì.

+ Bài thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừng Việt Bắc….

+ Phong thái ung dung tự tại của Chủ tịch Hồ Chí Minh….

+ Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa quện với  lòng yêu nước sâu nặng.

1

0,25

0,25

0,25

0,25

11 1.  Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.

– Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

2.  Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về:

Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:

+ Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.

+ Điệp từ “ lồng” được nhắc lại 2 lần.  Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo…

Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác:

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước )

–  Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ:

– Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác.  Em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan.

– Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam.

3. Kết bài:

– Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ…

 

 

0,5

0,5

1

0,5

1

05

0,5

0,5

0