Ôn tập phần Tiếng Việt SBT Ngữ Văn 7 tập 1 trang 131, 132: Giải nghĩa các từ ghép ăn ở, ăn nói...
Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 131, 132 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Giải nghĩa các từ ghép ăn ở, ăn nói, ăn diện, ăn mặc. Đặt câu với mỗi từ đó.. Bài tập 1. Bài tập 1,2,3 trang 183, 184 SGK. 4. Giải nghĩa các từ ghép ăn ở, ăn nói, ăn diện, ăn mặc. Đặt câu với ...
Bài tập
1. Bài tập 1,2,3 trang 183, 184 SGK.
4. Giải nghĩa các từ ghép ăn ở, ăn nói, ăn diện, ăn mặc. Đặt câu với mỗi từ đó.
5. (1) a) Đếm từ 1 đến 10 bằng yếu tố Hán Việt.
b) Dùng các yếu tố Hán Việt chỉ số điền vào chỗ trống trong bài thơ sau đây :
Yêu nhau … núi cũng trèo,
… sông cũng lội,
… đèo cũng qua.
(2) Tìm các yếu tố Hán Việt có nghĩa tương đương với các từ sau đây:
trời |
đất |
núi |
gió |
mưa |
lửa |
cha |
mẹ |
anh |
em trai |
con |
cháu |
trên |
dưới |
(bên) phải |
(bên) trái |
đọc |
nghe |
sâu (tính từ) |
xa |
dài |
ngắn |
nặng |
nhẹ |
|
|
|
6. Đặt câu có quan hệ từ bằng, của, mà với các nghĩa sau đây:
(1) Nghĩa của “bằng”:
a) Biểu thị ý nghĩa công cụ, phương tiện.
b) Biểu thị ý nghĩa chát liệu.
(2) Nghĩa của “của”:
a) Biểu thị ý nghĩa sở hữu, sở thuộc.
b) Biểu thị ý nghĩa nguồn gốc.
(3) Nghĩa của “mà”:
a) Biểu thị ý nghĩa mục đích.
b) Biểu thị ý nghĩa kết quả, hệ quả.
c) Biểu thị ý nghĩa hạn định (thành phần đứng sau mà là định ngữ).
d) Biểu thị điều trái ngược, không phù hợp với lẽ thường.
Gợi ý làm bài
1. Ôn lại các khái niệm đã học về từ ghép, từ láy và đại từ ; tìm ví dụ thích hợp điền vào khung trống.
2. Ôn lại phần về ý nghĩa, chức năng của danh từ, động từ, tính từ đã học ở lớp 6. Gợi ý thêm về chức năng của quan hệ từ : quan hệ từ có chức năng kết nối các thành phần của câu và của cụm từ.
3. Chú ý đến nghĩa của từ, từ nghĩa của từ mà phán đoán, xác định nghĩa của yếu tố.
Mẫu : bạch (bạch cầu) : trắng.
4. Nghĩa của các từ này không phải là nghĩa của các tiếng cộng lại. Ăn ở không có nghĩa là ăn và ở. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa từ và đặt câu.
5. (1) b) Các yếu tố Hán Việt điền vào chỗ trống lần lượt có nghĩa là : ba bốn, năm sáu, bảy tám.
(2) Liên hệ với một vài từ ghép Hán Việt có nghĩa liên quan đến nghĩa của từ đã cho để tìm yếu tố Hán Việt. Ví dụ : liên quan với nghĩa “đọc” ta nghĩ đến từ Hán Việt “độc giả”, từ đó tìm ra “độc” có nghĩa tương đương với “đọc”.
6. Xin nêu một số ví dụ để các em tham khảo :
(1) a) Anh ấy đi bằng xe đạp.
b) Cái bàn này làm bằng gỗ.
(2) a) Những người con của mẹ đều đã trưởng thành.
b) Những bức ảnh của anh chụp thật là đẹp.
(3) a) Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe.
b) Việc này nhờ có anh giúp đỡ mà chóng xong.
c) Câu chuyện mà anh kể cho tôi nghe rất thú vị.
d) Nó làm như thế mà không biết xấu hổ.