25/04/2018, 21:00

Ôn tập tác phẩm trữ tình trang 129 SBT Ngữ Văn 7 tập 1: Hãy nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ,...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 129 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, những đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học trong SGK Ngữ văn 7, tập một.. Bài tập 1. Câu 4, trang 181-182, SGK. 2. Hãy chỉ ra những ý kiến mà em cho là không chính xác : ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 129 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, những đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học trong SGK Ngữ văn 7, tập một..

Bài tập

1.  Câu 4, trang 181-182, SGK.

2.  Hãy chỉ ra những ý kiến mà em cho là không chính xác :

a)  Trữ tình là một từ nhiều lúc đồng nghĩa với từ biểu cảm.

b)  Trữ tình là một từ khác nghĩa với từ biểu cảm.

c)  Đã là thơ thì đương nhiên là thơ trữ tình.

d)  Đã là văn xuôi thì đương nhiên là văn tự sự.

e)  Đại bộ phận thơ ca là thơ trữ tình.

g)  Đã là thơ thì nhất thiết phải có vần.

h)  Âm điệu là một yếu tố rất quan trọng của thơ.

3.  Hãy nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, những đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học trong SGK Ngữ văn 7, tập một.

4.  Hãy dùng những kiến thức đã học về thơ trữ tình trung đại cũng như thể nghiệm bản thân để giải thích ý kiến sau đây trong phần Ghi nhớ của Bài 16 : “Thưởng thức thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản”.

5.  Câu 5, trang 182, SGK.


Gợi ý làm bài

1.  Nói chung, cần đọc kĩ cả ba điểm trong phần Ghi nhớ ở trang 182, SGK trước khi trả lời các câu hỏi.

–  Để trả lời câu a, vận dụng Ghi nhớ 1

–  Để trả lời câu k, vận dụng Ghi nhớ 3

–  Để trả lời câu d, cần xem lại chú thích (★) ở trang 161, SGK.

–  Để trả lời câu b cần ôn lại kiến thức về văn bản tự sự đã học ở đầu học kì I, lớp 6.

2.  Bài tập này nhằm giúp HS nhận thức đúng mối quan hệ giữa phương thức biểu đạt và thể loại. Một thể loại có thể phù hợp với một phương thức biểu đạt nào đó (như thể loại thơ với phương thức trữ tình, văn xuôi với phương thức tự sự), song không thể đồng nhất chúng. Một thể loại có thể kết hợp sử dụng nhiều phương thức như ta đã thấy trong nhiều bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam và thơ Đường.

–  Trữ tình là một từ đồng nghĩa với biểu cảm trong các cụm từ “văn thơ trữ tình” – “văn thơ biểu cảm” ; “phương thức trữ tình” – “phương thức biểu cảm”.

   Trong phần Tập làm văn, văn thơ trữ tình và văn thơ biểu cảm được gọi chung là văn biểu cảm.

–  Vần chỉ là một yếu tố tạo nên âm điệu. Còn những yếu tố khác tạo nên âm điệu như nhịp điệu, tiết tấu, cách sử dụng điệp cấu trúc, điệp ngữ… Có thể thấy rõ điều này khi tìm hiểu thơ hai-cư của Nhật Bản. Hai-cư là một loại thơ không có vần nhưng có nhịp điệu, tiết tấu theo đúng công thức : mỗi bài có 3 câu, gồm 17 âm tiết, câu giữa 7 âm tiết, hai câu còn lại mỗi câu 5 âm tiêt.

–  Từ các điểm trên, có thể thấy các ý kiến b, c, d, g là không chính xác.

3.  Trước hết phải thấy bài tập này là nhằm rèn luyện kĩ năng tổng kết, hệ thống hoá kiến thức và cũng là kĩ năng nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhất trong khi học các tác phẩm cụ thể.

–  Để chuẩn bị làm bài tập, em cần đọc lại các bài thơ, đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học và dựa vào các nội dung phần Ghi nhớ của các bài học đó để nắm chắc lại những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của mỗi bài, mỗi đoạn trích.

   Tiếp đó, tiến hành việc khái quát, tổng kết, nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, đoạn thơ đã học, bằng cách vừa nêu nội dung giá trị vừa có dẫn chứng tên tác phẩm có giá trị đó. Ví dụ :

–  Thể hiện ý chí, khí phách hào hùng của dân tộc (Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh…).

–   Thể hiện sự hoà nhập giữa con người và thiên nhiên (Bài ca Côn Sơn, Qua Đèo Ngang…).

–   Phản ánh nỗi đau khổ của con người (đoạn trích Sau phút chia li trong Chinh phụ ngâm khúc, Bánh trôi nước…).

–   Đạt đến trình độ nghệ thuật chuẩn mực, kì diệu (Chinh phụ ngâm khúc, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà).

   Nếu có thể phân loại “đạt đến trình độ nghệ thuật chuẩn mực, kì diệu” về mặt nào, càng tốt. Chẳng hạn :

   + Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật để làm thơ chữ Nôm (Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà),

   + Vận dụng điệp ngữ một cách tài tình (Sau phút chia li..).

4. – Cần hiểu “không được thoát li văn bản” là phải bám sát ngôn từ vì trong thơ trữ tình, ngôn từ là yếu tố quan trọng nhất để tìm hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Trong tiểu thuyết, có thể quên ngôn từ nhưng vẫn nhớ cốt truyện, nhân vật, tình tiết và qua các yếu tố ấy, vẫn có thể tìm hiểu quan điểm, tư tưởng tác giả.

–  Ý thơ nhiều khi không nổi lên trên mặt chữ mà thường là “tại ngôn ngoại” (ở ngoài lời), toát lên từ quan hệ giữa các hình ảnh, sự kiện, giữa các chữ, giữa các câu. Ngoài ra, hình tượng trong thơ thường cũng tạo ra những liên tưởng xa gần nên ý thơ thường rộng hơn nội dung được thể hiện trực tiếp, những bài thơ hay thường để lại dư vị đậm đà, dư âm lan toả trong lòng người đọc. Đặc điểm đó của thơ buộc người đọc thơ phải biết suy ngẫm, phải biết tưởng tượng và giàu óc liên tưởng.

5.  Đáp án gợi ý :

a)  tập thể, truyền miệng

b)  điệp ngữ, các hình ảnh truyền thống (cây đa, bến cũ, con đò…)

0