Từ trái nghĩa SBT Ngữ Văn 7 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 88, 89...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 88, 89 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Đối chiếu từ ở cột A với cột B. Ghi lại những cặp từ trái nghĩa. Soạn bài Từ trái nghĩa Bài tập 1 – 4 Bài tập 1,2,3,4 trang 129, SGK. 5. Đối chiếu từ ở cột A với cột B. Ghi lại những cặp từ trái nghĩa A ...
Bài tập
1 – 4 Bài tập 1,2,3,4 trang 129, SGK.
5. Đối chiếu từ ở cột A với cột B. Ghi lại những cặp từ trái nghĩa
A B
tán thành dốt nát
buồn rầu phản đối
siêng năng vui sướng
thông minh tối tăm
sáng sủa lười biếng
giàu sang rụt rè
công khai nghèo hèn
mạnh dạn bí mật
ác độc lạchậu
tiến bộ hiền lành
6. (1) Tìm cặp từ trái nghĩa trong các cặp từ sau đây :
a) cha mẹ – con cái
b) giả dối – thực tế
c) trung thành – phản bội
d) hồng hào – hắc ám
(2) Tìm cặp từ không trái nghĩa trong các cặp từ sau đây :
a) thành công – thất bại
b) nghịch ngợm – hiền tài
c) khiêm tốn -tự phụ
d) may mắn – rủi ro
7. Sưu tầm một đoạn văn hoặc thơ có cách sử dụng từ trái nghĩa mà em cho là hay. Phân tích cái hay của việc sử dụng từ trái nghĩa trong đoạn văn, thơ đó.
Gợi ý làm bài
1. Các từ trái nghĩa thường là tính từ, động từ. Các danh từ như ngày và đêm có thể xem là từ trái nghĩa (vì không phải là ngày, tức là đêm), quần và áo không phải là từ trái nghĩa.
2. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc các cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ : tươi trong cá tươi khác nghĩa với tươi trong hoa tươi; vì vậy tươi trong mỗi trường hợp có từ trái nghĩa riêng.
Mẫu : cá tươi – cá ươn
hoa tươi – hoa héo
3. Mẫu : chân cứng đá mềm
4. Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương. Chú ý sử dụng từ trái nghĩa để tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, khiến cho câu văn thêm sinh động.
5. Lần lượt xuất phát từ các từ ở nhóm A tìm từ trái nghĩa ở nhóm B.
Mẫu : tán thành -phản đối
6. (1) Trong bốn cặp từ này chỉ có một cặp từ trái nghĩa.
(2) Trong bốn cặp từ này chỉ có một cặp từ không phải từ trái nghĩa.
7. Có thể tìm thấy các cặp từ trái nghĩạ trong các văn bản sau đây ở SGK Ngữ văn 7, tập một.
– Bài ca dao thứ nhất, phần Đọc thêm, trang 53.
– Bài Sau phút chia li, trang 91.
– Bài Bánh trôi nước, trang 94.
– Bài ca dao thứ hai, phần Đọc thêm, trang 96.
Ngoài những bài này ra, có thể tìm đọc những văn bản khác, cần ghi cả câu có sử dụng từ trái nghĩa và gạch dưới các từ trái nghĩa. Có thể trình bày kết quả sưu tầm ở cuộc họp tổ.