Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)
Hướng dẫn Câu 7. Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở các lớp dưới: a) Giống: Đều vẫn lấy tự sự (kể chuyện) là phương thức biểu đạt chính, làm nên thành phần cơ bản của văn bản tự sự. b) Khác: Chương trình Ngữ văn 9 ...
Hướng dẫn
Câu 7. Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở các lớp dưới:
a) Giống: Đều vẫn lấy tự sự (kể chuyện) là phương thức biểu đạt chính, làm nên thành phần cơ bản của văn bản tự sự.
b) Khác: Chương trình Ngữ văn 9 giới thiệu các thành phần khác trong văn bản tự sự như miêu tả (tả cảnh, tả nội tâm), nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyên. Các thành phần này bổ sung cho nhau và bổ sung cho thành phần tự sự, làm cho tác phẩm hấp dẫn, sinh động.
Câu 8
Tên gọi cho một loại văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt chính. Bên cạnh phương thức chính bao giờ cũng có những phương thức khác.
Trong một văn bản tự sự, dù có đủ miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng nếu tự sự là chính thì vẫn là văn bản tự sự bởi vì tự sự quy tụ, chi phối các thành phần khác. Các thành phần khác phụ trợ cho tự sự.
Câu 9
STT |
Kiểu văn bản chính |
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính |
|||||
1 |
Tự sự |
X |
X |
X |
X |
||
2 |
Miêu tả |
X |
X |
X |
|||
3 |
Nghị luận |
X |
X |
X |
|||
4 |
Biểu cảm |
X |
X |
X |
|||
5 |
Thuyết minh |
X |
X |
||||
6 |
Điều hành |
Câu 10
Trong một số văn bản tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng có đủ bố cục Mở bài – Thân bài – Kết bài nhưng bài làm của HS phải có đủ ba phần như thế vì HS đang học phân môn Tập làm văn, nghĩa là đang tập làm văn, phải rèn vào cái chuẩn mực, khuôn mẫu. Khi nào thành thạo, mới có thể phá bỏ khuôn khổ để sáng tạo.
Câu 11
Những kiến thức và kĩ năng về văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp ích rất nhiều cho việc học các văn bản tự sự trong phần Văn học vì nó cho ta những đặc điểm chung của phương thức phản ánh của thể loại văn học này, để từ đó ta có cách đi vào các nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ: Khi đọc Truyện Kiều, ta thấy Nguyễn Du kết hợp kể chuyện với tả cảnh, tả tình (nội tâm nhân vật) rất tài tình. Có thể so sánh một số đoạn với Kim Vân Kiều truyện để thấy rõ điều đó. Chẳng hạn đoạn Kiều gặp Kim Trọng sau đây.
Thúy Kiều vạch bài thơ xong, hãy còn nấn ná chưa muốn ra về, bỗng thấy một chàng thư sinh cưỡi ngựa từ xa tiến đến. Vương Quan nhận ra là Kim Trọng, một bạn đồng song chí thiết với mình, nhưng không ngờ anh chàng lại chủ ý tìm tới đây, nên vội nói với hai chị:
– Kìa! Có anh Kim Trọng đến, các chị hãy tạm lánh đi!
Thúy Kiều thoạt nghe, ngước mắt nhìn Kim Trọng thấy dáng vẻ người hào hoa phong nhã, đang giong ngựa tiến đến, liền cùng Thúy Vân lảng ra phía sau mộ.
(Lược một đoạn: Kim Trọng đòi Vương cho gặp hai chị. Hai nàng ra chào, e lệ. Kim Trọng đáp lễ xong cũng lui ra.)
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây”. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.
Đồng thời Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)
Dùng dằng nửa ở nửa về,
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
(Lược một đoạn giới thiệu về Kim Trọng)
Trộm nghe thơm nức hương lân,
Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều.
Nước non cách mấy buồng thêu,
Những làtrộm dấu thầm yêu chốc mòng.
May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ta dễ dàng nhận thấy trong đoạn này, Kim Vân Kiều truyện chú trọng ‘‘chuyện” (tự sự), hơn là tình, nên tả cảnh, tả người, tả tâm trạng nói chung sơ lược, khuôn sáo ; với Truyện Kiều, Nguyễn Du làm ngược lại, chuyện ít tình nhiều. Nếu tác giả Kim Vân Kiều truyện chỉ cho Kim Trọng say mê Kiều từ cái nhìn đầu tiên thì Nguyễn Du lại cho cả Kiều cũng như vậy. Nhưng cái đắm say của một cô gái đoan trang, vốn quen Êm đềmtrướng rủ màn che thì phải kín đáo. Cho nên ngoài chi tiết miêu tả trực tiếp – Khách đà lên ngựa người còn ghé theo – Nguyễn Du chủ yếu lấy cảnh tả tâm trạng: Dưới con mắt nàng, sự xuất hiện của chàng làm cho một vùng bóng chiều buồn bã và đầy “âm khí nặng nề” bỗng “như thể cây quỳnh cành dao”, tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên. Ấy là bởi sự cảm mến mãnh liệt con người Thông tư tài mạo tót vời – Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.
Câu 12
Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp ích rất nhiều cho việc viết bài văn tự sự. Ví dụ, Truyện Kiều cho ta cách kể theo trật tự thời gian, cách ưu tiên kể về nhân vật chính, cách nhấn lướt tuỳ loại sự kiện. Truyện ngắn Chiếc lược ngà cho ta cách xây dựng tình huống truyện, cách lồng các câu chuyện trong một truyện. Truyện ngắn Làng có ngôn ngữ giản dị mà hóm hỉnh của người kể chuyện. Các em tự lấy ví dụ những ảnh hưởng ấy qua một vài bài viết cụ thể của mình.
Mai Thu