Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự Hướng dẫn I – NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG – Muốn viết bài tốt, trước hết cần có một cốt truyện (không cần phức tạp): cốt truyện dựa trên một câu chuyện có thực hoặc tự nghĩ ra. – Trong tự sự không chỉ có kể lại sự việc mà còn phải kết hợp các yếu ...
Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự
Hướng dẫn
I – NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
– Muốn viết bài tốt, trước hết cần có một cốt truyện (không cần phức tạp): cốt truyện dựa trên một câu chuyện có thực hoặc tự nghĩ ra.
– Trong tự sự không chỉ có kể lại sự việc mà còn phải kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Các yếu tố này phụ thuộc lẫn nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Bài viết do đó có yêu cầu cao hơn nhiều loại bài kể chuyện học ở các lớp dưới.
II – HƯỚNG DẪN LÀM CÁC ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1. Kể về một lần trót xem nhật kí của bạn.
Cốt truyện này đơn giản, khó có kịch tính xung đột giữa các nhân vật mà chủ yếu là xung đột nội tâm. Cho nên ngoài việc kể về thời gian, hoàn cảnh, nội dung xem trộm,… cần có những đoạn độc thoại tự vấn, tự trách, thể hiện sự dằn vặt, đau khổ khi biết đó là việc làm sai trái. Có thể kể phần đầu câu chuyện là sự hí hửng, khoái trá khi xem được điều bí mật của bạn để làm nổi bật sự đau khổ ở phần sau.
Đề 2. Tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
– Đọc kĩ bài thơ để hiểu về các chiến sĩ lái xe thời chống Mĩ.
– Tình huốg gặp là nhiều năm sau khi chiến tranh đã kết thúc: những người lính năm xưa đã có độ lùi để nhìn lại quá khứ một cách sâu sắc, còn thế hệ học sinh hôm nay đã được đọc qua sách báo nhưng chưa hề được chứng kiến cuộc chiến tranh.
– Khi đặt ra các câu hỏi cũng như khi trò chuyện nên bám sát ý trong bài thơ, tránh đi quá xa sang các vấn đề khác. Tuy nhiên, cần chú ý đến lòng biết ơn và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.
Đề 3. Nhân ngày 20 – 11, kể lại một kỉ niệm với thầy (cô) giáo cũ.
Gợi ý:
– Có thể chọn một câu chuyện có ý nghĩa ; cũng có thể xâu chuỗi một số chi tiết nói lên tình cảm thầy trò hoặc sự tận tuy của thầy (cô) giáo đối với công việc.
– Các yếu tôa nghị luận (bàn về nghề nghiệp, đạo lí,…) nên chân thành, giản dị, không nên đại ngôn, tráng ngữ một cách khoa trương, chung chung.
Đề 4. Kể lại cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày 22 – 12.
Gợi ý:
– Nếu không có một câu chuyện hấp dẫn, có thể chọn một số chi tiết có thực nói lên vẻ đẹp của những anh bộ đội mà em gặp (sự giản dị, chân tình của các anh, tình cảm quân dân gắn bó).
– Yếu tố nghị luận cũng nên nói một cách giản dị, phù hợp với câu chuyện, tránh ca ngợi bằng những lời lẽ to tát, chung chung.
Mai Thu