13/01/2018, 21:38

Ôn tập kì 2 môn Sinh lớp 7 – Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh 2017

Ôn tập kì 2 môn Sinh lớp 7 – Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh 2017 Đề kiểm tra cuối năm môn Sinh lớp 7 của Phòng GD&ĐT Quận 3 Thành phố HCM năm 2017. Câu 3: (2.0 đ) So sánh sự khác nhau về cấu tạo của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của thằn lằn và chim bồ câu? PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 ...

Ôn tập kì 2 môn Sinh lớp 7 – Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh 2017

Đề kiểm tra cuối năm môn Sinh lớp 7 của Phòng GD&ĐT Quận 3 Thành phố HCM năm 2017. Câu 3: (2.0 đ) So sánh sự khác nhau về cấu tạo của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của thằn lằn và chim bồ câu?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3

TRƯỜNG THCS LÊ QUÍ ĐÔN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: SINH – LỚP 7

Thời gian: 45 phút

Câu 1: (2.5đ)  Quan sát hình vẽ sau đây:

a.  Ếch có cấu tạo ngoài như thế nào để thích nghi với đời sống ở nước?

b. Cho biết vai trò của lưỡng cư trong sản xuất nông nghiệp?

Câu 2: (2.5đ)  Đọc thông tin sau

Cá nhà táng sống trong môi trường nước ở biển. Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5 mét (67 ft). Nó là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình – nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới. Nó phân bổ toàn thế giới trên khắp các đại dương. Cá nhà táng chủ yếu ăn mực – thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó – nhưng đôi khi chúng cũng đánh chén các loài cá và có thể lặn sâu tới 3 kilômét (9.800 ft), khiến nó trở thành loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới. Cá cái và cá con sống tách biệt với cá đực trưởng thành. Cá cái hợp tác với nhau để bảo vệ con cũng như giúp nhau cho con bú. Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần và thời gian chăm con có thể kéo dài đến hơn 10 năm.

 (Wikipedia )

a. Cá nhà táng thuộc lớp động vật nào? Giải thích tại sao?

b. Trình bày đặc điểm của bộ Cá voi?

Câu 3: (2.0 đ)

So sánh sự khác nhau về cấu tạo của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của thằn lằn và chim bồ câu?

Câu 4: (3.0 đ) Cho hình vẽ sau

a. Chú thích hình vẽ

b. Đây là sơ đồ não bộ của loài nào? Vì sao đại não và tiểu não rất phát triển?


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SINH 7

Câu hỏi

Nội dung

Điểm
Câu 1a.      Ếch có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước:

– Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước

–  Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu

–  Da trần, phủ chất nhày và ẩm

–  Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón

b.     Vai trò của lưỡng cư trong sản xuất nông nghiệp:

Tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.

Mỗi ý 0, 5đ
Câu 2a.     Cá nhà táng thuộc lớp động vật nào? Giải thích tại sao?

–        Lớp Thú

–        Là loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới. Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần.

b.    Đặc điểm của bộ Cá voi:

–        Có cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn

–        Lớp mỡ dưới da rất dày

–        Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo,

–        Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

0,5đ

1,0đ

Mỗi ý 0,25đ

 

Câu 3
So sánhThằn lằnChim bồ câu
Hệ tuần hoànTim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt, máu phaTim 4 ngăn máu không pha
Hệ hô hấpHô hấp bằng phổi có nhiều vách ngănHô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí
Mỗi ý 0,5đ
Câu 4a.    Chú thích: 1. Thùy khứu giác; 2. Bán cầu đại não; 3. Tiểu não;4. Não giữa; 5. Hành tủy; 6. Tủy sống.

b.   Đây là não bộ của thỏ.  Mũi thính, có lông xúc giác. Tai thính vành tai lớn, cử động theo nhiều hướng.

Mỗi ý 0,5đ

Mỗi ý 0,25đ

0