13/01/2018, 21:38

[Vĩnh Tường] Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2017: Học, học nữa, học mãi.

[Vĩnh Tường] Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2017: Học, học nữa, học mãi. Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2017 có đáp án của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự ...

[Vĩnh Tường] Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2017: Học, học nữa, học mãi.

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2017 có đáp án của Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.B.Uống nước nhớ nguồn.
C.Lá lành đùm lá rách.D.Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại?

A. Uống nước nhớ nguồn.B.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C.Ăn cháo đá bát.D.Uống nước nhớ người đào giếng.

3.Theo tác giả Hoài Thanh trong bài “Ý nghĩa văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở đâu?

A. Cuộc sống lao động của loài người.

B.Tình yêu lao động của con người.

C.Do lực lượng thần thánh tạo ra.

D.Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?

A. Vì Bác có năng khiếu văn chương.

B.Vì Bác sinh ra ở nông thôn.

C.Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.

D.Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

5. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm.B.Nghị luận.C.Tự sự.D.Miêu tả.

6. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ,vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” được sử dụng phép tu từ gì?

A. So sánh.B.Nhân hóaC.Liệt kê.D.Điệp ngữ.

7. Dòng nào sau đây không phải là câu đặc biệt?

A. Mùa xuân.B.Trời đang mưa.C.Hoàng hôn.D.Một hồi còi.

8. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết báo cáo?

A. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em.

B.Gia đình chuyển nơi ở, em phải chuyển trường.

C.Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài.

D.Em bị ốm không thể đi học được.

II. Phần tự luận (8 điểm):

9.  Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD).

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?

10.

a) Thế nào là câu chủ động?

b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động:

Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.

11. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 7 MÔN VĂN – VĨNH TƯỜNG

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu12345678
Đáp ánACDDBCBA
Thang điểm0,250,250,250,250,250,250,250,25

II. Phần tự luận:(8,0điểm)

CâuNội dungĐiểm
9     Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.

a, – Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”.

 

0,5

    – Tác giả: Phạm Duy Tốn.0,5
 

b, Nội dung, nghệ thuật:

– Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

 

0,5

 

– Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.0,5
10a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).0,5
b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động:

Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.

 

0,5

11*Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận giải thích. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh giải thích được câu nói của Lê – nin. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:

A. MB:: – Nêu vấn đề giải thích và trích dẫn câu nói của Lê – nin.

 

 

 

 

 

 

0,5


B.TB::

1. Giải thích thế nào là  Học, học nữa, học mãi.

– Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt.

– học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học.

– học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác.

-> Câu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,“mãi”, điệp từ “học” để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời.

 

 

1,25

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tại sao phải Học, học nữa, học mãi?

– Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại, sống tốt trong xã hội.

– Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải mở rộng, nâng cao trình độ để có kiến thức sâu rộng.

– Tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông”, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để làm cho tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập

– Xã hội, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại.

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Làm thế nào để thực hiện Học, học nữa, học mãi.

– Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cần phải nẵm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Học trong cuộc sống, học ở mọi nơi, mọi lúc.

– Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.

– Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch học tập, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống: học đi đôi với hành.

– Cần say mê học tập và luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn.

 

1,25

 

 

 

 

 

 

 


C.KB::

– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: câu nói cho ta hiểu được ý nghĩa của việc học. Đó là một lời khuyên chúng ta cần không ngừng học tập và học suốt đời.

– Liên hệ, bài học.

 

 

0,5

 

 

Đề bài Giải thích câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”

Bài làm tham khảo

   Lê nin đã từng nói học học nữa học mãi, truyền thống đó đã ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam, những truyền thống đó đã vẻ vang và tạo nên những truyền thống mang những giá trị lớn lao và mang ý nghĩa sâu là giáo dục mỗi người chúng ta.

Mỗi người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều cần phải có những kiến thức quan trọng nó không chỉ góp phần trong cuộc sống của chúng ta mà nó mở rộng tầm hiểu biết sâu rộng thầm kín trong mỗi con người chúng ta, những câu nói hay để lại giá trị cho cả một dân tộc đã là bài học quý giá và nó được xem như là liều thuốc tinh thần cảnh tỉnh và thúc dục chúng ta cần phải cố gắng học tập để cùng góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp hơn. Câu nói của Lên Nin trên đã tạo nên một nền tảng mạnh mẽ trong mỗi con người nó không chỉ tạo những giá trị lớn về lòng thức tỉnh chúng ta cần phải học tập và rèn luyện bản thân , ngoài ra chúng ta cũng cần tạo nên những niềm tin to lớn cho những tầm hiểu biết sâu rộng mà ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển vì vậy sự hiểu biết và vốn hiểu biết từ bên ngoài đã tác động đến mỗi con người chúng ta.

Học học nữa học mãi đó là một câu nói về sự học hỏi của chúng ta là không ngừng, nó tạo nên những niềm tin và những ý thức tự học của mỗi người, tầm quan trọng đó là một nền tảng tinh thần to lớn đã tác động đến con người chúng ta, chúng ra không chỉ dừng lại ở việc học bắt buộc trên chương trình mà chúng ta cũng cần phải có những thói quen tốt đó là tìm hiểu những kiến thức khác không ngừng học hỏi và phát triển bản thân một cách toàn diện, học học nữa học mãi con đường học là không bao giờ ngừng nghỉ, nó chỉ ngừng nghỉ khi chúng ta đã nhắm mắt xuôi tay những hành động đó chứng tỏ chúng ta biết nắm vững những kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại, học tập là vô cùng quan trọng chúng ta cần phải ý thức và cảnh giác được điều đó có như vậy mới phát triển bản thân một cách sâu rộng và vô cùng hấp dẫn tới sự chú ý của người khác.

Những kinh nghiệm quý báu đó đã được nhân dân ta tiếp thu và ngày càng có những tiếp thu mang tính tích cực hơn, chúng ta nắm được tầm quan trọng của nó vì vậy trong quá trình phát triển nó chúng ta cần phải có những niềm tin tươi sáng và tốt đẹp về một thời kì của dân tộc Việt Nam, mỗi người đều cần phải ra sức học tập có học tập mới nâng cao được tri thức của mình, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí. Mỗi ngày chúng ra đều cần phải học tập cho bản thân, nó góp phần làm cho bản thân ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn, những điều đó không chỉ đem lại những điều thật sự tuyệt vời mà nó có ý nghĩa rất sâu sắc.

Mỗi người đều cần phải học hỏi và phát huy những kinh nghiệm của bản thân qua đó cùng góp phần xây sựng một đất nước giàu đẹp và văn minh lịch sự hơn. Chúng ta không chỉ học và hoàn thành những chương trình bắt buộc trên lớp mà chúng ta cần phải học hỏi nhiều kiến thức khác không chỉ những kiến thức trên sách vở mà chúng ta cần phải học hỏi những kiến thức ngoài thực tế nó đem lại cho chúng at một tầm hiểu biết mới sâu rộng hơn, mang cho chúng ta một tầm hiểu biết toàn diện và trong đó con người cần phải học và học nữa học mãi, học không ngừng nghỉ và điều đó mới tạo cho chúng ta có một thói quen tốt từ đó giúp chúng ta phát triển bản thân toàn diện và nó gắn bó chặt chẽ tới con người và nhiều những vấn đề mang tính chất quan trọng và nó ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi con người chúng ta.

Học học nữa học mãi là câu nói mà vị lãnh tụ Lê Nin đã để lại nó vừa có ý nghĩa giáo dục ý thức tự học và tìm hiểu của con người, qua đó còn thức tỉnh những con người chúng ta có ý thức hơn trong việc rèn luyện để có thể tự mình học hỏi và phát triển được những vốn kiến thức và tầm hiểu biết mang tính hiệu quả và tích cực đến con người, mỗi chúng ta đều phải tự phát triển bản thân trên đà phát triển của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển con người thường có những xu hướng đó là lệ thuộc vào công nghệ mà không chịu học hỏi tiếp thu những điều đó có ý nghĩa tiếp thu và sự thức tỉnh sâu sắc, chúng ta cần phải ý thức được một điều rằng khi xã hội ngày càng văn minh lịch sự thì con người càng phải có những hiểu biết riêng nó tạo nên một thói quen tốt và lịch sụ của con người.

Câu nói đó như một lời nhắn nhủ và nó là kim chỉ lan để chúng ta học tập và phát huy, câu nói đó đã để lại bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta về tinh thần tự học tập và phát huy theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống đó sẽ được người đời lưu giữ và bảo tồn phát triển hơn.

0