01/06/2017, 12:09

Ôn Tập 3 Tiếng Việt Lớp 4 Học Kì 2

ÔN TẬP 3 TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA KÌ 2 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chơi trò chơi tìm nhanh 10 từ có tiếng dũng. Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc (SGK/167). M: - mãnh (dũng mãnh) - anh (anh dũng) Gợi ý: 3. Tóm ...

ÔN TẬP 3 TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA KÌ 2 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chơi trò chơi tìm nhanh 10 từ có tiếng dũng. Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc (SGK/167). M: - mãnh (dũng mãnh) - anh (anh dũng) Gợi ý: 3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm (SGK/168) Gợi ý: Tên bài ...

 ÔN TẬP 3 GIỮA KÌ 2

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chơi trò chơi tìm nhanh 10 từ có tiếng dũng.

Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc (SGK/167).

M: - mãnh (dũng mãnh)

- anh (anh dũng)

Gợi ý:

 

 

3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm (SGK/168)

Gợi ý:

 Tên bài

 Nội dung chính

 Nhân vật

 Khuất phục tên cướp biển

 Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục.

 Bác sĩ Ly - Tên cướp biển 

 Thắng biển

 Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chiến chống thiên tai, bảo vệ đê.

 Các thanh niên nam, nữ.

 Ga-vrốt ngoài chiến lũy

 Ca ngợi lòng quả cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp nguy hiểm để nhặt đạn cho nghĩa quân.

 - Ga-vrốt

 - Ăng-giôn-ra

 - Cuốc-phây-rắc

 Dù sao Trái Đất vẫn quay

 Ca ngợi hai nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

 

 - Cô-péc-nich

 - Ga-li-lê

 Con sẻ

 Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ.

 - Sẻ mẹ, sẻ con

 - Con chó

 - Tác giả


5. Dựa vào nội dung bài “chiếc lá”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây (SGK/168, 169).

1) Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?

a) Chim sâu và bông hoa.

b) Chim sâu và chiếc lá.

c) Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2) Vì sao bòng hoa biết ơn chiếc lá?

a) Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc là bình thường.

b) Vì lá đem lại sự sống cho cây.

c) Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

3) Câu chuvện muốn nói với em điều gì?

a) Hãy biết quý trọng những người bình thường.

b) Vật bình thường mới đáng quý.

c) Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

4) Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

a) Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.

b) Chi có chim sâu được nhân hóa.

c) Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.

5) Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây?

a) nhỏ nhắn

b) nhỏ xinh

c) nhỏ bé

6) Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đả học?

a) Chỉ có câu hỏi, câu kể.

b) Chĩ có câu kể, câu khiến.

c) Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7) Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?

a) Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì?

b) Có hai kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?

c) Có cả ba kiểu câu kể Ai làm gi?, Ai thế nào?, Ai là gì?

8) Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất binh thường là:

a) Tôi

b) Cuộc đời tôi

c) Rất bình thường

Gợi ý:

1) c; 2) b; 3) a; 4) c; 5) c; 6) c; 7) c; 8) b. 

 

7. Cho hai đề bài sau:

1) Tả một đồ vật em thích.

2) Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

Em hãy chọn một đề bài.

a) Viết lời mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp.

b) Viết đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

Gợi ý:

1) a)

Là học trò, ai cũng mến trường mến lớp, yêu mến tất cả những vật dụng có trong phòng học: từ bàn ghế, kệ sách, khẩu hiệu cho đến nhừng chậu kiểng, lọ hoa. Mà thân thương, gần gũi nhất lại là tấm bảng ở lớp em.

b) Tấm bảng từ được đính trên tường trước mặt chúng em có hình chữ nhật thật to, chiếm gần trọn bức tường. Chiều dài anh ta đến hai mét, gấp đôi chiều rộng. Năm học này anh ta được mặc một chiếc áo xanh, có những đường sọc nhuyễn màu trắng cách đều nhau, chẳng khác gì những ô kẻ trên quyển vở của em. Mặt anh nham nhám dễ ăn phấn nên khi cô viết bảng, từng nét thanh nét đậm đều tăm tắp hiện rõ trên ấy. Nhờ vậy, nên khi lên bảng làm bài, chúng em rất tự tin vì biết rằng chữ viết của mình cũng thật ngay hàng thẳng lối. Bảng được trang điểm bởi bốn thanh nẹp nhôm sáng loáng.

2) a) Trên sân thượng nhà em, bố trồng đủ loại cây. Từ cây thuốc, cây rau cho đến cây kiểng. Nhưng em thích nhất là chậu hoa hồng.

b) Thân cây mảnh khảnh, trông có vẻ khẳng khiu, nhưng khi lại gần sẽ thấy cành hồng đâm tua tủa và trên đó có nhiều gai nhọn mọc rải rác, nếu sơ ý bạn có thể bị gai đâm. Tuy không đau lắm nhưng sẽ khiến bạn hơi bị buốt. Quan sát kĩ bạn sẽ thấy các cô cậu lá non đang chen chân các bác lá già. Lá non có màu xanh nõn, hơi mỏng. Lá già mang màu xanh sậm ở mặt trên và màu xám đất phần mặt dưới. Tất cả đều có gai răng cưa ở mép lá. Trên cành, lác dác vài nụ hoa chưa nở. Chúng dang ẩn mình trong những búp nõn xanh um. Khi đến độ, đến thì, hoa hồng nở bung ra ôi chao trông mới đẹp làm sao! Những đóa hồng to như cái chung uống trà của ông, toàn một màu đỏ thẫm. Nó kiêu hãnh vươn cao trên chiếc cuống dài, hơi nghiêng về hướng mặt trời để đón lấy những tia nắng sưởi ấm cho mình.

0