13/01/2018, 19:58

Ôn hè lớp 3 Tiếng Việt (Đề số 14): Điền dấu phẩy, dấu chấm ,dấu chấm phảy thích hợp

Ôn hè lớp 3 Tiếng Việt (Đề số 14): Điền dấu phẩy, dấu chấm ,dấu chấm phảy thích hợp Đề ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt (Đề số 14) có đáp án chi tiết Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1 : Từ nào dưới đây chỉ tính nết của trẻ? A. ngoan ngoãn B.dạy bảo C.đi học D.chơi Câu 2 :Từ chỉ sự vật ...

Ôn hè lớp 3 Tiếng Việt (Đề số 14): Điền dấu phẩy, dấu chấm ,dấu chấm phảy thích hợp

Đề ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt (Đề số 14) có đáp án chi tiết

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Từ nào dưới đây chỉ tính nết của trẻ?

A. ngoan ngoãnB.dạy bảoC.đi họcD.chơi

Câu 2:Từ chỉ sự vật là:

A. chăm chỉB.con sôngC.học giỏiD.ăn cơm

Câu 3: Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. long lanhB.nung nayC.lô nứcD.láo động

Câu 4: Trong câu: “Những chú gà con mới nở chạy như lăn tròn trên sân.” những hình ảnh nào được so sánh với nhau?

A. Chú gà – sânB.Chú gà – chạyC.  Chú gà – lănD.Chạy – lăn tròn

Câu 5: Từ nào chỉ đức tính của anh Đom Đóm?

A. chuyên cầnB.ngoan ngoãnC.học giỏiD.thông minh

Câu 6: Dòng nào dưới đây có những từ cùng nghĩa với Tổ quốc?

A. Bảo vệ, non sông, đất nước, quê quán.

B.Quê cha đất tổ, nhà quê, quê hương, quê nhà.

C.Giang sơn, cơ ngơi, toàn thể, toàn cầu.

D.Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.

7/ Từ nào dưới đây có nghĩa như sau: Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh

A. Y táB.Y sĩC.Bác sĩD.Dược sĩ

Câu 8: Có mấy sự vật được nhân hoá trong các câu thơ sau:

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước.

A. 1B.2C.3D.4

Câu 9: Hoàn cảnh gia đình Chử Đồng Tử thế nào?

A. Nghèo khóB.Neo đơnC.Cô độcD.Sung sướng

Câu 10: Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào trong câu: “Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác .”là:

A. Anh Đom ĐómB.lại đi gácC.Tối maiD.anh Đom Đóm lại đi gác.

PHẦN II: TỰ LUẬN

1/ Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì trong mỗi câu sau:

a. Mẹ đã may cho em chiếc áo bằng đôi tay khéo léo của mình.

b. Bằng một giọng trầm và ấm, bà bắt đầu chậm rãi kể cho chúng em nghe chuyện “Thạch Sanh”.

2/ Cho đoạn văn:

Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu        Nghe nói rượu dâu uồng mạnh gân cốt          Có lần Tuần hỏi bà       “Bà ơi, bà chăm mấy gốc dâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?” Bà cười       “Bà không ăn quả. Bà chỉ dùng lá thôi.” Tuấn vẫn chưa hết ngạc nhiên       “Sao lại chỉ dùng lá ạ?” Bà nội nhìn Tuần bằng con mắt rất hiền          “Để nuôi tằm, cháu à. Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả ra tơ.”

a) Điền dấu phẩy, dấu chấm ,dấu chấm phảy thích hợp trong đoạn văn?

b) Chép lại đoạn văn đúng chính tả.

Phần I: Trắc nghiệm( 6 điểm)

Mỗi câu đúng 0.5 điểm

Câu123456789101112
Đáp ánABADADDBACBC

Phần II. Tự luận( 4 điểm)

1/ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi”Bằng gì” trong các câu sau:

Mẹ đã may cho em chiếc áo bằng đôi tay khéo léo của mình.

Bằng một giọng trầm và ấm, bà bắt đầu chậm rãi kể cho chúng em nghe chuyện “Thạch Sanh”.

2/   … Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu   .     Nghe nói rượu dâu uồng mạnh gân cốt .         Có lần Tuần hỏi bà  :     “Bà ơi, bà chăm mấy gốc dâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?” Bà cười   :    “Bà không ăn quả. Bà chỉ dùng lá thôi.” Tuấn vẫn chưa hết ngạc nhiên  :     “Sao lại chỉ dùng lá ạ?” Bà nội nhìn Tuần bằng con mắt rất hiền    :     “Để nuôi tằm, cháu à. Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả ra tơ.”

0