Nước ở hai bán cầu ngược chiều nhau? - Câu hỏi hay
Tôi nghe nói nước xoáy ở các dòng sông tại bán cầu nam và bán cầu bắc ngược chiều nhau. Xin hỏi có đúng không, tại sao? (Đoàn Tâm Như) Thác Niagra. Ảnh: Wikipedia Mời độc giả ...
Tôi nghe nói nước xoáy ở các dòng sông tại bán cầu nam và bán cầu bắc ngược chiều nhau. Xin hỏi có đúng không, tại sao? (Đoàn Tâm Như)
Thác Niagra. Ảnh: Wikipedia |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Chào bạn Đoàn Tâm Như. Bạn nghe nói đúng rồi, xin nói rõ thêm tác động này được gọi là hiệu ứng Coriolis hay lực Coriolis do Trái đất tự quay từ tây sang đông nên nó phát sinh lực này (hiệu ứng). Hiệu ứng này khiến phần Bắc bán Cầu gió có xu hướng vòng phải (theo hướng nhìn từ dưới), bạn hãy xem dự báo thời tiết thường mô tả cơn bão xoay theo chiều kim đồng hồ, còn ở phần Nam bán Cầu thì ngược lại. Ngoài ra các giòng sông ở phần Bắc Bán cầu có xu hướng bị xói mòn bờ phải (chứ không phải do xoáy nước) và ở phần Nam bán cầu thì ngược lại. Xin chào - (Mỹ An Trương)
Đúng rồi. Vì trái đất quay từ hướng Tây sang hướng Đông nên xoáy nước ở hai bán cầu ngược chiều nhau, kế cả xoáy bão cũng vậy, ở Bắc bán cầu theo chiều kim đồng hồ, ở phía Nam thì ngược lại. Trong bộ phim Escape Plan, nhờ quan sát xoáy nước trong bồn cầu mà tù nhân biết được mình đang ở Nam bán cầu. - (ledinhsdtpp)
Mình cũng là dân Khí Tượng, cũng đã được học về vấn đề này, nên thấy bạn Mỹ An Trương đã nói đúng! - (Quang Ngọc)
Mình ko biết . - (duttinhemrakhoi)
Do lực Coriolis hình thành ở 2 bán cầu ngược nhau.
Bản chất lực Coriolis do bảo toàn động lượng gây ra. - (vNam)
Mình ở nam Úc, lúc tháo nước thì nước xoáy theo chiều kim đồng hồ. Còn ở vn hình như là xoáy chiều ngược lại. - (Tamle_87)
Do Hiệu ứng Coriolis. Nên xoáy nước ngược chiều nhau. Bạn để ý dòng xoáy của bão, cũng vòi rồng hay tất cả những gì xoáy.
Còn bạn thắc Hiệu ứng Coriolis là gì? thì lên google gõ, có cách tính, mô phỏng rõ ràng như vậy bạn dễ hiểu nhé! Do rất dài, mình ko thể giải thích trên đây được. - (thesunbk25)
Do Trái ĐẤt tự quay quan mình từ tây sang đông nên nó gây Ra một lực gọi là lực coriorit. Lực này là Nguyên nhân Của sự lệch dòng chảy Của nước trên song ở hai nửa Bán cầu ngược nhau. Và cũng là Nguyên nhan gay Ra Gió mùa. ở nửa trên xích đạo là Gió mùa đông Bắc ( Minh đang lạnh ne). Do đó nước xoáy ở hai nửa bán cầu sẽ ngược nhau, bạn có thể thử xem bằng cách xả nước vào chậu sẽ thấy nó xoáy tròn luôn theo chiều nhất định. ( mình đánh trên dt cái sửa lỗi bàn phím hơi dở hơi mong bạn thông cảm chính tả) - (Nguyễn Đình Ngọc)
Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên nó tạo ra một lực tác động lên tất cả các vật thể chuyển động (lực Coriolis), và lực này khác nhau ở 2 bán cầu. BBC có xu hướng lệch về phải, NBC lệch trái...xoáy nước vì thế khác nhau, BBC cùng chiều kim đồng hồ ... - (nguyễn tấn phong)
Cái này có nhé bạn..hồi trước mình có xem chương trình nói về cái này..ở bán cầu Bắc xoáy nước sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ..ở bán cầu nam thì ngược lại..còn ở xích đạo thì k xoáy mà đi thẳng xuống luôn..nếu mình nhớ k nhầm thì do từ trường của trái đất ở 2 bán cầu khác nhau (chỗ ra chỗ vào thì phải)..mà mình k chắc lắm..lúc đó mình mới 10t..bạn thông cảm :-s - (donguyenhoangnhan)
Mình chỉ biết là bão ở hai bán cầu xoay theo chiều ngược nhau, không biết nó có đúng với các xoáy nước không. - (Vũ Quang Hàn)
ô thế ở giữa đường xích đạo chẳng có nhẽ nước xoáy hình trái tim - (MẠNH DŨNG NGUYỄN)
Mình sẽ tách thành 2 vấn đề: Một là vì sao có xoáy nước. Hai là xoáy nước chiều nào.
"Trái Đất là 1 hình cầu quay quanh 1 trục qua cực Nam và cực Bắc. Trong cùng 1 thời gian khoảng 24 giờ thì tất cả các điểm của Trái Đất đều đi được 1 vòng 360 độ. Vấn đề là những điểm có vĩ độ thấp ( ở gần xích đạo hơn ) sẽ có quãng đường phải đi dài hơn những điểm ở các vĩ độ cao hơn ( gần 2 cực hơn). Trong cùng thời gian mà phải đi quãng đường dài hơn nên những điểm ở vĩ độ thấp sẽ có vận tốc lớn hơn những điểm ở vĩ độ cao.
Vì Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên 1 dòng nước ( ví dụ 1 con sông ) chảy từ xích đạo lên Bắc Cực thì sẽ có xu hướng chảy lệch về phía Đông. Giải thích hiện tượng này như sao: khi ở xích đạo các phần tử nước đang quay nhanh, khi chảy tới vĩ độ cao hơn, nghĩa là tới nơi quay chậm hơn thì nó sẽ "vượt qua mặt" các phần tử đang ở vĩ độ cao đó, vì thế, các phần tử nước từ vĩ độ thấp này sẽ bị lệch về phía Đông. Điều này ngược lại cho dòng nước từ xích đạo chảy xuống cực Nam, tức dòng nước sẽ lệch về phía Tây. Người ta gọi sự chênh lệch vận tốc quay quanh tâm Trái Đất của 2 điểm khác vĩ độ nhau là gia tốc côriôlit ( lấy theo tên nhà bác học đã mô tả và giải thích lần đầu tiên hiện tượng này Gaspard Gustave de Coriolis ). Gia tốc corilois này có bản chất là do sự quay của Trái Đất.
Đó là chuyện 1 con sông lớn, còn chuyện ở 1 lỗ cống nào đó thì cũng tương tự thôi. 2 vị trí trong cùng 1 dòng nước dù chênh lệch vĩ độ rất bé nhưng vì bán kính Trái Đất là rất lớn, vận tốc quay quanh trục bản thân cũng rất lớn nên dù chỉ 1 chênh lệch nhỏ vài mm cũng đủ làm dòng nước chảy xuống cống bị vặn xoắn rồi.
Việc thấy xoắn nước theo chiều nào thì chỉ phụ thuộc vào vĩ độ của nơi bạn đang đứng thôi. Các nơi ở phía Bắc xích đạo thì dòng nước sẽ trông có vẻ là xoay ngược chiều kim đồng hồ, còn nếu bạn ở phía Nam xích đạo thì chiều xoay sẽ ngược lại. - (Dân)
Cái này chưa nghe nói nhưng mình nghĩ là không phải, sông chảy theo hướng từ cao xuống thấp và cuối cùng đổ ra biển nên nước sông chảy theo hướng nào là do địa hình. Có điều mình từng nghe nói xoáy nước - như khi bạn rút nút đáy bồn tắm chẳng hạn - thì ở cùng 1 bán cầu là luôn như nhau. Ở Bắc bán cầu thì xoáy nước luôn ngược chiều kim đồng hồ còn Nam bán cầu thì ngược lại, không tin bạn thử về nhà làm thí nghiệm xem. Còn nguyên nhân tại sao thì hình như chưa ai giải thích được. - (Ongkenhthang)
Do hiệu ưng coriolit. Bán cầu bắc xoáy nước cùng chiều kim đồng hồ, bán cầu Nam thì ngược chiều - (Thắng Trần)
Đúng ạ. Do hiện tượng nước xoáy là do ảnh hưởng bởi quá trình quay của trái đất. nước nằm ở vị trí xích đạo sẽ không xoáy. - (Mai Vân Nguyễn)
đúng, vì trái đất hình cầu nên tốc độ di chuyển lớn nhất là ở xích đạo sau đó giảm dần về 2 cực, nên tốc độ, nước xoáy hay lốc xoáy gì cũng ngược chiều nhau - (Nguyen)
Chưa thấy bao giờ. - (Le Van Binh)
Nước xoáy tạo ra do momen lực dòng chảy. phụ thuộc vào dòng chảy của các con sông thôi ko phụ thuộc bắc hay nam bán cầu - (Trí Nguyễn Minh)
Đúng vậy, đó là do chuyển động của trái đất. Khi trái đất quay quanh trục của nó 1 vòng thì địa điểm gần xích đạo sẽ chuyển động một quãng đường lớn hơn các địa điểm ở gần vùng cực, do đó vận tốc của điểm gần xích đạo lớn hơn nơi gần cực. Khi đó phía bắc bán cầu nước sẽ bị xoáy ngược chiều kim đồng hồ, còn ở nam bán cầu nước xoáy theo chiều kim đồng hồ. - (Vũ Minh)
Đúng rồi đấy bạn, có lần tôi xem chương trình discovery tại 1 tour du lịch một nước ở châu phi người ta thử nghiệm đặt 1 que diêm vào 1 cốc nước khi di chuyển qua đường xích đạo que diêm quay ngược chiều nhau - (thanhnam298ce)
đúng như bạn nghe nói. Đơn giản thôi, bạn hãy làm thí nghiệm như sau. Bạn bật một cái quạt đứng trong phòng, để nó quay ở chế độ chậm cho dễ quan sát. khi bạn đứng trước quạt, bạn sẽ thấy nó quay theo chiều kim đồng hồ và nó sẽ quay chiếu ngược lại khi bạn đứng phía sau quạt. - (hungphibph)
đúng đấy. Tại vì Cô giáo địa lý của mình ngày xưa bảo thế. - (tony)
Đây là lần đầu tien tui thấy câu hỏi này và tôi xin trả lời dum mặt trời mọc ở hướng đông lặn ở hướng tây chiều xoay trái đất không thay đổi cho nên xoáy nước quay như nhau. Nếu không tin mình sẽ chỉ cho 1 thí nghiệm. Lấy 1 quả cầu hình bầu dục hoặc bóng tròn kết quả không thay đổi (banh cà na football USA) dựng đứng lên ,sau đó đầu trên và đầu dưới theo chiều đứng dùng 2 quả bóng tròn (bóng tennis chẳng hạn ) chạm vào. Sau đó xoay tròn. Nếu bạn thấy 2 quả bóng xoay ngược chiều thì chắc là xoáy nước ở 2 cực xoay ngược còn nếu cùng chiều thì. .......bạn hiểu tại sao? - (paul pham)
theo tôi do sức hút của mặt trăng kéo nước trái đất về chỗ nó. vì thế nước ở hai đầu cực trái đất sẽ đổ về hướng sức hút mạnh nhất, và cũng trở về khi ko còn lực hút đó. chính vì thế lên nước hai cực sẽ đổ người chiều nhau - (vanminh do)
Mình cũng ko biết. - (Vũ Bá Toàn)
Bạn nghe nói điều đó là ko đúng, chính xác hơn là thông tin không chính thống, tam sao thất bản. Nước sông không ngược nhau mà chỉ do địa hình cấu tạo thành dòng chảy.
Theo 1 tí kiến thức cơ học chất lỏng mà tôi học được từ thời đại học là ở bắc bán cầu mọi con sông nếu đứng từ thượng nguồn nhìn xuôi về hạ nguồn thì bên trái sông được bồi, bên phải sông bị lở. Và Nam bán cầu sẽ ngược lại: bên phải sông được bồi phù sa, bên trái sông bị lở đất.
Việt Nam nằm ở bắc bán cầu nên nhìn rất rõ nếu bạn ra một con sông nào đó để nhìn, chẳng hạn như Sông Hương, đoạn từ cầu chùa Thiên Mụ về đến Cầu Trường Tiền là rõ ràng nhất như lời tôi vừa nói. - (Múa rìu cơ chất lỏng)