Nhiệt độ ảnh hưởng đến khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng? - Câu hỏi hay
Nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm ảnh hưởng thế nào đến khoảng cách và quỹ đạo của Mặt Trăng với địa cầu? (Quang Nam) Mô phỏng quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Ảnh minh họa: Bionicbong ...
Nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm ảnh hưởng thế nào đến khoảng cách và quỹ đạo của Mặt Trăng với địa cầu? (Quang Nam)
Mô phỏng quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Ảnh minh họa: Bionicbong |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, trái đất có lúc lạnh (toàn bộ bề mặt bị bao phủ bởi băng), có lúc ấm áp, nhưng khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng thì tăng dần. Nhiệt độ trái đất không ảnh hưởng tới khoảng cách và quỹ đạo giữa mặt trăng và trái đất. - (Tuanisation)
Theo tôi nghĩ là có, vì sao: nhiệt độ tăng làm băng trên trái đất tan nhanh, gia tăng thể tích nước biển... Như bạn biết lực giữ cho mặt trăng quay quanh quỹ đạo với trái đất là lực hấp dẫn và lực ly tâm. Lực ly tâm thì chưa xét, nhưng về lực hấp dẫn thì mặt trăng hút trái đất làm cho nước biển dâng lên ở 2 đầu xích đạo, hút nước làm cho mặt trăng xa trái đất hơn. Tuy không nhiều nhưng vài ba triệu năm lúc đó mới thấy rõ... - (Phạm Đình Tuệ)
Không ảnh hưởng gì đến tiền ăn sáng của mình cả - (my heart)
Không ảnh hưởng gì mấy nếu biên độ không quá lớn như mặt trời chẳng hạn, thì khác. - (Philip Viet)
Câu hỏi rất thú vị! Khi nhiệt độ trái đất tăng do hiệu ứng nhà kính thì băng tan dần làm nước biển dâng. Trăng có lực hút rõ rệt đối với nước làm nước dâng cao ngày rằm và ngày 30 âm lịch. Khối lượng lớn nước biển dâng cao này cũng có sức kéo mặt trăng về phía mình dù ít khó nhận biết. Đk nhận biết sự thay đổi tốc độ xoay, biên độ phụ thuộc vào sự thay đổi đột ngột của một số lực tự nhiên như lực hút - đẩy, hấp dẫn tăng hay giảm giữa trái đất với mặt trăng. - (Discovery.alpha.omega)
Traí đất thực tế là giống hình bầu dục bởi vì lực hút giữa trái đất và mặt trăng khiến nước biển vùng xích đạo cao hơn hai cực khoảng 8km( nếu so sánh trái đất là hình cầu hoàn hảo). Vấn đề là nhiệt độ trái đất tăng lên đến mức nào, nếu chỉ tăng vài độ thì nước nước biển dâng thì cũng ảnh hưởng tới khoảng cách nhưng rất nhỏ có lẽ vài chục cm,. Nhưng nếu nung trái đất lên đến mức nhiệt cao nào đó thì trái đất sẽ nở ra to hơn, không khí giãn nở phình to thì khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng cũng thay đổi tương ứng với độ giãn nở nhưng cũng không thực sự đáng kễ. Nói tóm lại nếu không có gì ảnh hưởng đế lực hút tương tác giữa trái đất và mặt trăng cũng như vận tốc của mặt trăng quay xung quanh trái đất thì khoảng cách không ảnh hưởng( thay đổi )nhiều - (Lee Nguyễn)
Một năm là 3cm vậy 1000 năm sau nó mới cách xa trái đất 30m khoảng cách đó không thấm vào đâu...với tốc độ tự hủy hoại môi trường sống của chính mình như hiện nay chắc gì 1000 năm sau con người còn tồn tại để mà xem nó như thế nào? - (ngochue84)
Mình nghĩ là không thể.Vì nếu là phản vật chất thì nó sẽ kết hợp vs vật chất ngay.không thể tồn tại đến khi kích nổ quả bom được.Nếu có chắc xung quanh nó phải là môi trường chân không.Tương lai rất xa chắc con người sẽ làm được. - (Tùng Bùi)
khi con người đốt hết dầu trên bề mặt trái đất thì lực hút cũng biến mất - (LêMã Lương)