25/05/2018, 13:57

Núi Thái Sơn

Thái Sơn (chữ Hán: 泰山; bính âm: Tài Shān)có tên gọi là Đại Sơn hay Đại Tông đến thời Xuân Thu mới bắt đầu gọi là Thái Sơn. nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An với tổng diện tích 426km². Người xưa gọi núi này là cột chống trời. Nó có tên ...

Thái Sơn (chữ Hán: 泰山; bính âm: Tài Shān)có tên gọi là Đại Sơn hay Đại Tông đến thời Xuân Thu mới bắt đầu gọi là Thái Sơn.

nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An với tổng diện tích 426km². Người xưa gọi núi này là cột chống trời. Nó có tên là Đông Nhạc – là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của các triều đại hoàng đế Trung Hoa và để lại rất nhiều di sản tại đây.

Thái Sơn là một trong năm núi linh thiêng của Trung Quốc. Thái Sơn được dân Trung Quốc liên hệ với bình minh, sinh, tái sinh và được xem như thiêng nhất trong năm ngọn núi.

rất hùng vĩ, ngọn núi chính ở đây chính là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1545m so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều tùng bách, và các thắng cảnh thiên nhiên . Năm 1983, Trung Quốc cho xây dựng cáp treo lên đỉnh Thái Sơn. Từ đỉnh núi Phượng Hoàng phía Tây cửa Thông Thiên đến đỉnh Nguyệt Quang phía Tây cửa Nam Thiên dài 2078m, độ dốc 603m, đi cáp treo chỉ mất 7 phút. Các thắng cảnh trên núi gồm có:

Đỉnh ngọc Hoàng

Đỉnh Thiên Trụ

Đỉnh Nhật Quang

Đỉnh Nguyệt Quang

Vách Trăm Tượng

Cầu Tiên Nhân

Thác nước Vân Kiều

Thác Long Đàm

Trên đỉnh Ngọc Hoàng phía Đông Quan Nhật Đình phía Tây có Vọng Hà đình. Vào buồi sáng , khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, và phủ khắp Thái Sơn nên đây là nơi dùng để ngắm cảnh bình minh, hoang hôn, tuyết và sương mù tốt và là cảnh quay của bộ phim ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009. còn nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Vào thời kỳ đồ đá cách đây 5-40 vạn năm, đã có người sống trên đỉnh núi này. Cách đây 500 năm sườn núi phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu.

Theo sử sách ghi chép từ khi Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn, đến đời vua Càn Long có tới 12 vị hoàng đế Trung Quớc lên núi tế trời, Đền Đại ở dưới chân núi là nơi diễn ra lễ tế trời và tế thần Thái Sơn xưa kia. Rất nhiều tao nhân mặt khách cũng đã đến thưởng ngọan phong cảnh và đã để lại rất nhiều bút tích ở đây. Tiêu biểu như Khổng Tử với:

“Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ” Hay Đỗ Phủ: “Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu” Từ xưa đến nay, có tới hàng ngàn bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Thái Sơn.

Trên đỉnh còn có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo khác. Trên toàn bộ đỉnh núi có 20 quần thể kiến trúc, hơn 2000 di tích lịch sử văn hóa, nhiêu bút tích của các văn nhân. Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật. Hiện nay núi Thái Sơn còn cói hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt cây Ngân Hạnh, trong đền có niên đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là “ hóa thạch sống” cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn.

Các thắng cảnh chủ yếu:

Đền Đại

Đại tông phòng

Đầm Vương Mẫu

Vực Kinh Thạch

Đỉnh Ngọc Hoàng

Thập Bát Bàn

Nam Thiên Môn

Đền Bích Xá

Vực Đào Hoa

Lũy đá Hậu Thạch

được nhắc đến trong ca dao của Việt Nam

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..

Phái Võ Đang là hệ phái xuất hiện trong rất nhiều trong tiểu thuyết Kim Dung - rõ nhất là tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký là bối cảnh chính.

Tân Tây Du Ký 2010 của đạo diễn Trương Kỷ Trung được quay tại đỉnh Thiên Trụ cho trường đoạn nạn Đại Thánh trộm nhân sâm quả , Thái Sơn được chọn quay cho đạo tràng của Trấn Nguyên Tiên.

Tân Ỷ Thiên Đồ Long ký 2009 của Dương Kỷ Trung quay tại đỉnh Nhật Quang và Nguyệt Quang cho trường đoạn các tình tiết liên quan tới phái Võ Đang.

0