Nữ nghệ sĩ Phượng Liên
Phượng Liên hồi nhỏ học rất giỏi, và cha của Phượng Liên không thích nghề ca hát ( Ca nhạc lẫn cải lương ) vì bị tư tưởng " Xướng ca vô loài" áp đặt.Thế nhưng, bên cạnh việc học hành, Phượng Liên vẫn say mê ca hát nhưng lại ca nhạc. Cô tham gia ban nhạc Tây Đô cùng với nữ nghệ sĩ Mộng Tiền ( ...
Phượng Liên hồi nhỏ học rất giỏi, và cha của Phượng Liên không thích nghề ca hát ( Ca nhạc lẫn cải lương ) vì bị tư tưởng " Xướng ca vô loài" áp đặt.Thế nhưng, bên cạnh việc học hành, Phượng Liên vẫn say mê ca hát nhưng lại ca nhạc. Cô tham gia ban nhạc Tây Đô cùng với nữ nghệ sĩ Mộng Tiền ( Tức Kim Liên) và hát rất nhiều bài nhạc hay. Thế rồi một hôm, đang nô giỡn trên đường cùng bè bạn, Phượng Liên ngâm vài câu vọng cổ trong vở tuồng " Người vợ không bao giờ cưới" của Thành Được và Út Bạch Lan,thế là được nghệ sĩ Phước Hậu phát hiện và nhất quyết theo đuổi tới tận nhà , xin bà mẹ của cô để anh có thể dạy cho Phượng Liên hát giọng cổ. Và từ đó Phượng Liên say mê giọng cổ, học rất mau lẹ, tập đóng vài vai đào con, và theo các đoàn nhỏ để hát. Danh tiếng của cô đào 15 tuổi này nhanh chóng lan đến tai các bầu đoàn và cũng làm cho Phượng Liên càng nuôi ham vọng được cả nước biết đến ,được đóng đào chính và được giải thưởng Thanh Tâm như Thanh Nga, Bạch Tuyết,Mỹ Châu...
Nghệ sĩ Kiều Loan (trái) - Nghệ sĩ Phượng Liên
Phượng Liên xin mẹ ra Sài Gòn lập nghiệp ca hát nhưng lại bị ngăn cản, và thế là cô quyết tâm khăn gói hành trang chạy đi theo tiếng gọi nghệ thuật. Ngày đi, cô từng nói:" Con đi chuyến này không thành công, không được giải thưởng quyết không về!". Phượng Liên lên tới Sài Gòn tham gia nhiều đoàn như Tinh Hoa, Tuấn Kiệt ( Cùng Kim Ngọc, Phương Quang)và tới đoàn Kim Chưởng làm đào chính. Về Kim Chưởng, với sự kiên trì trước sự huấn luyện khắt khe,lão luyện của bà bầu Kim Chưởng nổi tiếng, PHượng Liên cùng với cố nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm - Đôi "Trai gái thanh sắc vẹn toàn" này sáng lên với các vở tuồng để đời như Tiếng Hạt Trong Trăng, Quỷ Bảo, Mùa Trăng Và Nước Mắt...như một hiện tượng của sân khấu thời đó, lập tức sánh ngang với Thanh Nga, Mỹ Châu, Lệ Thủy... Và năm 1966, với vợ Người Nhạn Trắng cùng với Phương Quang,Phượng Liên được vinh danh với giải Thanh Tâm xuất sắc được trao bởi cố nghệ sĩ Thanh Nga. Sau đó, cô không hề bị vùi chôn trong thành công mà càng sáng lên với qua các đoàn hát nổi tiếng như Dạ Lý Hương, Bạch Tuyết Hùng Cường, Thái Dương,Sài Gòn 1,... với các vai trong Lục Vân Tiên Kiều Nguyệt Nga, Lấy Chồng Xứ Lạ, Đời Là 1 Chữ Tê, Đời Cô Lẻ,Ngao Sò Ốc Hến,Lữ Bố Điêu Thuyền... Phượng Liên thời đó cùng với Mỹ Châu là 2 bà hoàng của các hãng đĩa nhựa cùng với ông hoàng đĩa nhựa Tấn Tài,không biết bao nhiêu CD của Phượng Liên đã phát hành từ đó cho đến tận bây giờ. Sau 1975,Phượng Liên lại sáng lên với các vở diễn trong Chuyện Cổ Bát Tràng, Nỗi Oan Thị Kính, Qua Cầu Đắng Cai, Sân Khấu Về Khuya ( gây so sánh với Thanh Nga nhưng theo quan điểm trong nghề thì mỗi người 1 vẻ, mười phân vẹn mười ) , Thúy Vân trong kinh điển Kim Vân Kiều,... và đặc biệt là vai The trong Nửa Đời Hương Phấn lấy hàng triệu nước mắt của người xem và làm cho Phượng Liên trở thành vai diễn để đời vượt qua cả tiền thân của vở diễn là Út Bạch Lan, Thanh Nga. Trong đời tư thì chồng trước của Phượng Liên là nghệ sĩ Diệp Lang có với nhau 1 trai, 1 gái. Sau này và hiện nay là ông Nguyễn Đình Vinh, sĩ quan thời trước.Cô đã theo chồng sang định cư ở bang Califonia , USA và tiếp tục vùng vẫy trong bầu trời nghệ thuật hải ngoại. Tóm lại, xin mượn lời tâm sự của cải lương chi bảo Bạch Tuyết nói về Phượng Liên như sau:"Khi Phượng Liên đã diễn vai đó xuất sắc rồi,cô để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong lòng giới mộ điệu cải lương.Tại vì,giọng ca của Phượng Liên quá hay cho nên người khác có thể đóng khác hơn, có thể đẹp hơn, nhưng mà khó có thể thay thế Phượng Liên trong mắt khán giả.Bởi vì khán giả của cải lương là khán giả nghe ca, họ nghe ca trước,cho nên những vai diễn nào mà Phượng Liên xuất sắc,người khác khó mà đóng lại, khó mà làm phai mờ giọng ca của Phượng Liên ở trong lòng khán giả..."