24/02/2018, 18:28

Nói về lòng yêu nước, mà văn I-li-a Eren-bua (Liên Xô) có câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên

Nói về lòng yêu nước, mà văn I-li-a Eren-bua (Liên Xô) có câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên ...

 Nói về lòng yêu nước, mà văn I-li-a Eren-bua (Liên Xô) có câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.  Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ với bản thân em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương đất nước – Dàn ý

1.  GIẢI THÍCH CÂU NÓI CỦA NHÀ VĂN Ê-REN-BUA:

a)  Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?

Lòng yêu nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.

Hình ảnh so sánh: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển” cũng giống như “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.

b)  Vì sao có thể nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê lại là yêu tổ quốc:

Con người sinh ra, lớn lên trong môi trường rất cụ thể (gia đình, làng xóm, khu phố,…). Đó là những con người những cảnh vật gần gũi nhất, thân thuộc nhất. Không có tình yêu đối với những con người đã có công sinh đẻ và nuôi dưỡng mình khôn lớn thì không thể có tình yêu nhân dân rộng lớn. Không có tình yêu đối với những cảnh vật gắn bó với mình suốt tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không thể có tình yêu đất nước (Dẫn chứng một vài biểu hiện cụ thể của con người thực hoặc các nhân vật trong tác phẩm văn chương).

Nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê là yêu tổ quốc còn ý nghĩa đả phá một thứ “lòng yêu nước” mơ hồ, trừu tượng, chỉ nói “yêu nước” chung chung, rỗng tuếch mà không thấy cần biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm hết sức cụ thể, gần gũi (Nêu một vài dẫn chứng phản diện mà em có thể biết)

2.  SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀTÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

a)  Suy nghĩ chung

Đất nước ta còn nghèo, gặp muôn vàn khó khăn trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh kéo dài gây bao tổn thất về người và của. Nhiều mặt tiêu cực chưa được khắc phục đã hạn chế thành quả chung. Xác định trách nhiệm của bản thân.

Rất tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Tin tưởng ở sự quvết tâm đổi mới của Đảng hiện nay đểđưa đất nước tiến lên.

b)  Biểu hiện cụ thể

Yêu thương những con người gần gũi nhất: ông, bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác, thầy giáo, cô giáo, bạn bè… Yêu thương phải biểu hiện cụ thể bằng thái độ chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ độ… Tóm lại phải biết sống vì mọi người, không thể chỉ đòi hỏi mọi người phải quan tâm chăm sóc đến mình. (Liên hệ với những sai sót đã mắc, nêu suy nghĩ mới).

Yêu quý và có ý thức giữ gìn những vật bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống: Đồ dùng trong nhà, tài sản nơi công cộng, khu phố, làng xóm mình sống… (Liên hệ cụ thểnhững sai sót trước đây, nêu phương hướng sửa chữa).

Khi còn ngồi trên ghếnhà trường phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm lao động rèn luyện mình trở thành người công dân tốt, tham gia tích cực vào mọi hoạt động công ích do nhà trường và địa phương tổ chức…

Trên cơ sở đó, mở rộng ra tình yêu nhân dân, đất nước nói chung, nhận thức rõ lòng yêu nước ngày nay không thể tách rời với tình yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cao hơn nữa: tình yêu quốc tế vô sản.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người.

Xác định rõ thái độ đúng đắn trước hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu hiện nay.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0