Giới thiệu Hoa phong lan
Cổ tích Inđônêxia kể rằng, xa xưa có một nàng tiên kiều diễm quàng một cái khăn màu lộng lẫy. Nàng từtrên trời xuống trần gian dạo chơi. Qua một khu rừng, chiếc khăn của nàng vướng vào cây rừng, một vài mảnh của chiếc khăn thần kì đó mắc lại và biến thành những ...
Cổ tích Inđônêxia kể rằng, xa xưa có một nàng tiên kiều diễm quàng một cái khăn màu lộng lẫy. Nàng từtrên trời xuống trần gian dạo chơi. Qua một khu rừng, chiếc khăn của nàng vướng vào cây rừng, một vài mảnh của chiếc khăn thần kì đó mắc lại và biến thành những chùm phong lan. Vì lẽ đó, ngàynay lan có mặt khắp nơi trên trái đất, nhưng phong nhú nhất là ở vùng núi rừng nhiệt đới Đông Nam Á và Trung Mĩ. Phòng kí danh hoa phong lan quốc tế đặt trụ sở tại nước Anh đưa con số thống kê (tính đến năm 1971) có 800chi lan, gồm khoảng 100.000 loài. Trong đó có khoảng 25.000 loài lan rừng và 75.000 loài lan lai tạo.
Do cách sinh trưởng của lan mà người ta chia ra thành bốn nhóm: cây lan sống bám vào cành hay thân cây khác và mang những rễ khí sinh thõng xuống, được gọi là phong lan. Câylan sông bám vào vách đá, leo bằng thân quấn và cũng cớ 1-5 phụ khí sinh, gọi là thạch lan. Gây lan mọc trên lớp lá cây mục lẫn với lớp đất mùn, được gọi là lan địa sính. Còn một số loại lan có ít hoặc không có diệp lục và mọc trên loại thể của các thực vật khác, thì được dại là lan hoại sinh.
Ở Việt Nam ta, có gần 500 loại lan khác nhau, trong sốấy, có nhiều loài mọc tự nhiên. Trong các hốc núi đá vôi ở Nho Quan và Cúc Phương có mọc nhiều cây lan gót tiên, mặt trong cánh hoa lan gót tiên có màu hồng, mặt ngoài có nhiều chấm tía. Cánh môi của nó uốn cong như mũi chiếc hài, vì vậy trong thơ ca gọi là “Chiếc hài của thần Vệ nữ”. Vệ nữ là thần của sắc đẹp mà thuyền, thuyết Hi Lạp thường nhắc tới.
Còn ở trong rừng thứ sinh, dọc dải Trường Sơn, lan phủ trên cây, lan trải đầy trên cành đổ ven suối. Đó là phi điệp đơn (Dendrobium crystallinum) có hoa to mọc từng đôi một, màu trắng hoặc phớt hồng, cánh môi có đốm vàng. Phi điệp kép (Dendrobium nobilc) có hoa to rất đẹp, màu hồng, họng hoa điểm màu tía mọc thành chùm. Và còn biết bao loài lan khác… có giống lan phi điệp nói trên được dùng làm thuốc cường tráng, bổ dương. Nó còn có tác dụng chữa chứng đổ mồ hôi trộm và gầy còm.
Việt Nam ta đã có thời kì xuất khẩu lan sang các nước Liên Xô, Nhật Bản, Pháp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt ngành trồng lan để xuất khẩu đang phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất lan đang hình thành. Tại các cửa hàng dành cho khách nước ngoài, lan cũng là một mặt hàng được khách ưa thích, và chúng ta đã bắt đầu thu ngoại tệ về hoa lan.