Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Đối tượng và phạm vi bảo hiểm a. Đối tượng bảo hiểm Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ cho phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong ...
Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a. Đối tượng bảo hiểm
Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ cho phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các thương gia phải mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Như vậy, đối tượng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là các hàng hoá xuất nhập khẩu.
Ở Việt Nam,căn cứ vào Quyết định số 254/TCCDBN ngày 25/5/1990 của Bộ Tài chính, hàng hoá xuất nhập khẩu hoạt động trong vòng nội thuỷ và hàng hải Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động.
b. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí lớn.
Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) 1/1/1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hoá ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1/1/1982. Đối với hàng hoá nhập khẩu từ các cảng nước ngoài về Việt Nam thường được bảo hiểm theo QTC 1990.
Để phù hợp với tập quán quốc tế, khi bán bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Công ty Bảo Minh thường áp dụng ICC 1/1/1982. Khi hàng hoá có tổn thất, người nhận hàng dễ dàng nhận biết ngay được hàng hoá bị tổn thất đó có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không.
Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
a. Giá trị bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá tại cảng đi "C" cộng với phí bảo hiểm "I" và cước phí vận chuyển đến cảng "F" tức là bằng giá CIF. Ngoài ra để thoả mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của họ, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại.
Giá trị bảo hiểm lúc đó sẽ là CIF + 10% CIF.
Công thức xác định giá giá trị theo giá CIF
Ta có: I = R.CIF
Trong đó:
- I : là phí bảo hiểm
- R : là tỷ lệ phí
- CIF : giá trị của lô hàng được nhập về.
mà
=> Giá trị bảo hiểm (V) = giá CIF =
Trong đó:
C (Cost) : Giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi
F (Freight) : Cước phí vận chuyển
Nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì:
Trong đó: a là số % lãi dự tính
b. Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có thể mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị).
Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn thực chất chỉ là bảo hiểm phần lãi dự kiến. Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro cùng một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều công ty thì trách nhiệm của các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm. Như vậy, số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.
c. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra. Thực chất phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác suất rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải bồi thường và đảm bảo có lãi. Căn cứ thứ hai rất quan trọng khi tính phí là giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
(Nếu bảo hiểm có lãi dự tính)
Hay (Nếu không bảo hiểm lãi dự tính)
Tỉ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận giữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
Điều kiện bảo hiểm:
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters - ILU).
a. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1963:
Ngày 01/01/1963, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hoá là FPA, WA và AR. Các điều kiện bảo hiểm này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế.
* Điều kiện bảo hiểm FPA (Free from Particular Average) - (Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng).
Trách nhiệm bảo hiểm của FPA bao gồm:
- Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảng lánh nạn thuộc tổn thất riêng.
- Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảng lánh nạn do rủi ro chính đem lại.
- Mất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.
- Bồi thường các chi phí sau:
+ Chi phí đóng góp tổn thất chung.
+ Chi phí cứu nạn.
+ Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm do người thứ ba không phải là người được bảo hiểm hay người làm công của họ gây nên.
+ Chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất này do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
+ Chi phí tố tụng khiếu nại.
* Điều kiện bảo hiểm WA (With Particular Average) - (Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng).
Theo điều kiện bảo hiểm WA, công ty bảo hiểm đề ra mức miễn thường và giải quyết theo các nguyên tắc sau:
- Không đề cập mức miễn thường tổn thất do rủi ro chính, rủi ro chiến tranh, đình công và các rủi ro phụ do con người gây ra.
- Không cộng tác chi phí để đạt mức miễn thường, chỉ tính tổn thất thực tế.
- Được tính các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường.
- Mỗi sà lan được coi là một con tàu để tính mức miễn thường.
-Người được bảo hiểm có quyền chọn cách tính mức miễn thường có lợi nhất cho mình để được bồi thường nhiều hơn.
* Điều kiện bảo hiểm AR (All Ricks) - (Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro)
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm AR ngoài các rủi ro tổn thất và chi phí của điều kiện bảo hiểm WA thì còn mở rộng thêm các rủi ro phụ. Người bảo hiểm không áp dụng mức miễn thường.
b. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982.
Ngày 01/01/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm hàng hoá mới bao gồm:
- Institute Cargo Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm C.
- Institute Cargo Clauses B (ICC-B) - Điều kiện bảo hiểm B.
- Institute Cargo Clauses A (ICC-A) - Điều kiện bảo hiểm A.
- Institute War Clauses C - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
- Institute Strikes Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm đình công.
Nội dung cụ thể của các điều kiện bảo hiểm mới như sau:
* Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C - ICC-C).
-> Rủi ro được bảo hiểm (Ricks covered): trừ các rủi ro loại trừ được quy định dưới đây, điều kiện này bao gồm:
- Cháy hoặc nổ.
- Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp.
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải vật thể khác không phải là nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Tổn thất chung.
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collisim Clause) quy định trong hợp đồng vận tải.
-> Rủi ro loại trừ (Exclusions).
Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không bồi thường những rủi ro sau đây:
- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người bảo hiểm.
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.
- Mất mát, hư hỏng hoặc hci phí do nội tỷ (Inherent vice) hoặc bản chất của đối tượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.
- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ.
- Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm những mất mát, hư hỏng hoặc hi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển; tàu, xà lan, các phương tiện vận tải khác, container, toa xe không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hoá bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc người làm công của họ đã biết tình trạng không đủ đi biển hoặc không thích hợp đó vào lúc xếp hàng lên các phương tiện và công cụ vận tải nói trên.
- Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.
- Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp biển) và hậu quả của những hành động đó.
- Tổn thất do bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lại trong các cuộc chiến tranh.
- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.
- Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.
* Điều kiện bảo hiểm B (ICC-B)
Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện còn bảo hiểm thêm các rủi ro sau đây: động đất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn khỏi tàu; nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container, toa xe hoặc nơi chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.
Các điều kiện giống như điều kiện C.
* Điều kiện bảo hiểm A (ICC-A)
- Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo hiểm trừ các rủi ro loại trừ dưới đây.
- Rủi ro loại trừ: cơ bản giống như điều kiện B và C, trừ rủi ro "thiệt hại cố ý hoặc phá hoại". Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A.
Các nội dung
- 1 Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo
- 2 Kế toán giá trị gia tăng trong doanh nghiệp
- 3 Vai trò Nhà nước trong việc đưa các mô hình quản lý chât lượng vào doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam
- 4 Thực hành sử dụng các thẻ html cơ bản
- 5 Digital circuits
- 6 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp
- 7 Nội dung phát triển thị trường
- 8 Chùa Hương
- 9 Mô hình kiến trúc hệ thống cổng thông tin điện tử
- 10 Thuế suất