18/06/2018, 12:19

Ninh Thuận - Tháp chàm Ninh Thuận

Trong số 2.593 di tích được xếp hạng của nước ta, hệ thống tháp Chàm có một ý nghĩa đặc biệt. Chúng là những bằng chứng sinh động nhất về một nền văn minh rực rỡ của Nhà nước Chămpa. Như vậy, ở Ninh Thuận có hai phong cách của hai thời kỳ: phong cách sớm và phong cách muộn. Tháp Hoà Lai ...

Trong số 2.593 di tích được xếp hạng của nước ta, hệ thống tháp Chàm có một ý nghĩa đặc biệt. Chúng là những bằng chứng sinh động nhất về một nền văn minh rực rỡ của Nhà nước Chămpa. Như vậy, ở Ninh Thuận có hai phong cách của hai thời kỳ: phong cách sớm và phong cách muộn.

Tháp Hoà Lai

 
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phương Tây, khu tháp Hoà Lai hay còn gọi là Tam Tháp là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại. Tháp được xây dựng vào đầu thế kỷ IX, trước đây gồm 3 tháp trên một diện tích 200m2, rộng 125m, nhưng hiện nay tháp Trung tâm đã bị sụp đổ, chỉ còn 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam. Thực tế, qua khảo sát được biết rằng dân địa phương đã phát hiện và đang lưu giữ một vài hiện vật có liên quan đến tháp Hoà Lai.

Tháp PoKlong Garai

 
Đại diện cho phong cách muộn (đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là tháp Poklong Gairai, tháp Pôrôme. Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại 3 ngôi xây bằng gạch. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garai - (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần.Tất cả công trình trạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.

Tháp Pôrômê

 
Tháp Pôrômê được coi là phiên bản của tháp PôKlong Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình kiến trúc nghệ thuật này. Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hoá Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.  
0