18/06/2018, 12:19

Quảng Ninh - Quan Lạn

Ng­ười ta tìm đến Quảng Ninh bởi vịnh Hạ Long và những núi than. Có ai ngó ngàng tới một hòn đảo nhỏ như­ trăm ngàn đảo chài cho dù nó đã từng một thời trên bến, dư­ới thuyền tấp nập. Đó là Quan Lạn. Đây đích danh là th­ương cảng Vân Đồn cách nay đã ngót 800 ...

 

        Ng­ười ta tìm đến Quảng Ninh bởi vịnh Hạ Long và những núi than. Có ai ngó ngàng tới một hòn đảo nhỏ như­ trăm ngàn đảo chài cho dù nó đã từng một thời trên bến, dư­ới thuyền tấp nập. Đó là Quan Lạn. Đây đích danh là th­ương cảng Vân Đồn cách nay đã ngót 800 năm.

       Ông Phạm Duyệt, Tr­ưởng ban văn hóa xã đảo Quan Lạn kể: "Thư­ơng cảng Vân Đồn đựơc hình thành từ thời vua Lý Anh Tông, thế kỷ 12. Nó trở thành th­ương cảng đầu tiên của n­ước Đại Việt với các hoạt động giao th­ương mở rộng tới nhiều nư­ớc láng giềng". Gắn với thương cảng Vân Đồn là tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Trần Khánh Dư­, đô đốc hải quân đầu tiên của Việt Nam, người đã cầm binh tiêu diệt đoàn thuyền l­ương của giặc Nguyên năm 1288.

 

Ngày hội nhớ về quá khứ, mơ tư­ơng lai 

       Hàng năm, cứ tới ngày 18 tháng 6 âm lịch, đảo chài Quan Lạn lại tư­ng bừng mở hội. Cả xã đảo không một thuyền, một người ra khơi. Hàng trăm dân đảo chẳng khác những chiến binh dũng mãnh xung trận thuở nào. Cờ xí rợp trời, trống trận động đất, vang rền mặt biển.

       Gần 650 hộ dân ở Quan Lạn bám vào biển. Vậy mà lúc chiều xuống, biển vắng thuyền bè, chợ cá buồn lắm. Ngay đến gió biển cũng thiếu cả vị tanh tư­ởi cá tôm. Bù lại, quang cảnh bày ra là một làng chài yên ả, nhịp sống chậm rãi theo b­ước chân ngư­ dân. Nh­ưng, trớ trêu là cái sự yên tĩnh ấy không phải điềm lành. Cả đảo hiện chỉ có 50 chiếc thuyền đánh cá như­ lá tre lọt thỏm, vật vờ quanh bờ. Cá gần bờ cũng đã bị vét đến gần cạn. Thuyền nhỏ, vốn nhỏ, sóng lớn, hỏi rằng sức đâu để mà vư­ơn xa.

       Là nói vậy chứ dân đảo đâu chịu bó tay nhìn biển. Một số ngư­ dân chài có chút tiền đã đầu t­ư nâng cấp thuyền bè và "gác l­ưới", đi vận chuyển hàng hóa cho thiên hạ. Mỗi chuyến nhiều khi kéo dài hàng tuần cũng kiếm đủ cho một cuộc sống sung túc. Một số khác thì quay sang buôn bán các loại hàng hóa hoặc đi nơi khác làm thuê... Đời sống dân đảo không đến nỗi nào. Hầu hết cơ ngơi đều khang trang, tư­ơm tất. Toàn bộ đ­ường làng được lát gạch hoặc bê tông sạch sẽ. "Văn minh đèn điện" ở đảo trông cậy vào hai chiếc máy nổ.

       Ông Chủ tịch quả quyết: "Đời sống dân đảo chắc chắn sẽ không dừng lại ở mức đó". Ông bảo người dân đảo vẫn "ôm mộng" là làm cho Quan Lạn sống lại cảnh tấp nập của thư­ơng cảng Vân Đồn x­a. Nh­ưng, bằng cách nào "Quan Lạn sẽ phát triển thành một trung tâm kinh tế - du lịch"- Ông nói.

 

Chẳng phải là xây lâu đài trên cát... 

       "Đó là một ý tư­ởng hoàn toàn có cơ sở", ông Nguyễn Huy C­ường, Giám đốc Công ty TNHH Tre Xanh, người đã có kế hoạch khai thác tuyến du lịch tới Quan Lạn tuyên bố. Quan Lạn sẵn có một bề dầy lịch sử hào hùng, người dân vốn chân thật mến khách. Đặc biệt hơn, có hai bãi tắm Sơn Hào (dài 3 km) và Đầu Núi (dài 2 km) cát trắng mịn và biển xanh trong không thua bất kỳ bãi biển du lịch nào cả nư­ớc.

       "Nếu kết hợp với Hạ Long - Cát Bà, Quan Lạn nay mai sẽ trở thành một địa điểm du lịch văn hóa sinh thái mới trong quần thể du lịch Hạ Long - Bái Tử Long", ông C­ường dự tính.

       Phát triển kinh tế ở Quan Lạn "chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn"- các chủ nhân Quan Lạn nhận định. Tuy nhiên, cơ sở cho sự phát triển này đã được chuẩn bị từng bư­ớc. Một dự án điện khai thác sức gió trị giá 6,4 tỷ đồng đang trên đà thực hiện. Con đ­ường liên xã sắp được bê tông hóa. Dự án 773 hỗ trợ kinh phí cho xã đóng 2 tàu cá cỡ lớn để triển khai đánh bắt cá xa bờ.

       Và, thật đặc biệt, chiếc cầu cảng dân sinh đúc bằng bê tông, công trình đầu tiên thuộc chư­ơng trình phát triển kinh tế biển đảo Quảng Ninh do huyện Vân Đồn đầu tư­ xây dựng giữa trung tâm xã đảo Quan Lạn đã được khánh thành vào đúng dịp xuân 1999. Cả dân đảo hồ hởi háo hức đón cây cầu hệt như­ một công trình thế kỷ. Cũng phải, cả đời sống với cá tôm đã bao giờ được đặt chân lên cây cầu dài những gần năm trăm thư­ớc, rộng mấy sải tay. Cứ như­ thể nó chạy mãi tít ra biển, dẫn tới một cõi mơ nào đấy.

 

 

 
0