25/05/2018, 09:08

Những yếu tố ảnh hưởng xói mòn do gió và các biện pháp chống xói mòn

Khi tốc độ gió vượt qua một mức độ nhất định sẽ gây xói mòn. Động lực gió tác động lên các bạt đất bề mặt làm chúng lăn, va vào các hạt khác, cứ như thế tiếp tục tạo một dây chuyền. Những hạt đất bị gió cuốn khỏi mặt đất khi rơi xuống tác động mạnh mẽ hơn ...

Khi tốc độ gió vượt qua một mức độ nhất định sẽ gây xói mòn. Động lực gió tác động lên các bạt đất bề mặt làm chúng lăn, va vào các hạt khác, cứ như thế tiếp tục tạo một dây chuyền. Những hạt đất bị gió cuốn khỏi mặt đất khi rơi xuống tác động mạnh mẽ hơn vào các hạt khác, tạo nên sự kích thích chuyển động. sự va chạm cơ học đã bào mòn lớp đất mặt. Tùy vào tốc độ gió có thể có xói mòn cục bộ, xói mòn thường xuyên. Xói mòn cục bộ xuất hiện khi tốc độ gió <12 – 15m/s.

Lốc bụi: Là dạng xói mòn do gió nguy hại nhất, đất bị xói mòn nhanh khi tốc độ gió > 15m/s. Lốc bụi bốc cả bụi cát, bào mòn 1 vùng này, phủ kín một vùng khác, làm lấp các làng mạc, ruộng vườn.

Các yếu tố tác động lên xói mòn do gió cũng tương tự như xói mòn do nước: địa hình, thảm phủ, tính chất đất…

Không có bất kỳ một biện pháp đơn lẽ nào có khả năng chống xói mòn, mà thông thường tùy điều kiện cụ thể của từng vùng mà chọn lựa và sắp đặt một hệ thống các biện pháp thích hợp.

Về nguyên lý, Ellision (1944) đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh mẽ nhất là xung lực hạt mưa tác động vào mặt đất. ông chia quá trình này thành 3 pha:

  • Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi đất
  • Pha 2: Di chuyển các phân tử bị tách ra đi nơi khác
  • Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác

Nếu hạn chế được pha 1, sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3. do đó các biện pháp hệ thống thuộc nhóm 1 là tăng cường che phủ mặt đâtsẽ trở nên quan trọng nhất.

  • Bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng theo kiểu nông – lâm kết hợp, tạo ra tán che nhiều tầng, nhiều lớp. trên mặt đất là lớp thảm mục, tầng trên là những lớp cấy sống nhiều lớp, nhiều tầng sẽ hạn chế đáng kể xung lực của hạt mưa.
  • Trồng xen thành băng những cây hàng năm với những cây lâu năm, luân phiên giữa các băng, trồng xen, trồng gối sẽ tạo được những tán che tối đa.
  • Các biện pháp công trình đồng ruộng như: ruộng bật thang, kiến thiết đồi nương, làm đất và gieo trồng theo đường đồng mức ( contour farming), trồng các hàng ngang dốc để cắt dòng chảy.

Nguyên tắt chung kiểm soát xói mòn gồm 3 hệ thống:

  • Hệ thống các biện pháp tăng cường che phủ mặt đất thông qua việc quản lý đất và thiết lập, quản lý hệ thống cây trồng.

Hệ thống các biện pháp ngăn ngừa, cắt ngắn, phân tán và làm giảm lưu

Phòng chống xói mòn trên phạm vi toàn lảnh thổ

Ở phạm vi vĩ mô, trên toàn lảnh thổ rộng lớn phòng chóng xói mòn đòi hỏi có những đầu tư lớn với tầm cở quốc gia. bao gồn các biện pháp:

- Điều tra, khoanh vẽ bản đồ xói mòn trên lảnh thổ. Để vẽ bản đồ này cần các bản đồ chuyên đề (bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ trạng thái sử dụng đất, bản đồ địa chất, bản đồ phân bố mưa, bản đồ thủy văn, bản đồ thực bì…).

Hiện nay người ta sử dụng thêm các tư liệu viễn thám ( ảnh vệ tinh, ảnh máy bay…). Trên cơ sở các bản đồ này tiến hành chồng ghép các loại bản đồ để hình thành bản đồ sơ bộ về xói mòn. sau đó kiểm tra thực địa để chỉnh lý và hoàn chỉnh.

  • Xây dựng và thực thi các biện pháp chống xói mòn, cụ thể là:

Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng mới hoặc nuôi dưỡng rừng dầu nguồn. Cần xác định cụ thể về phạm vi, diện tích, chủng loại của rừng đầu nguồn.

  • Xây dựng và thiết lập mạng lưới hồ chứa có ý nghĩa nhiều mặt:

+ Hạn chế lũ lụt

+ Kết hợp sản xuất thủy điện ( nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Trị An…)

+ Cung cấp nước tưới cho cây trồng vào mùa khô (thủy lợi)

+ Kết hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản

+ Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu và môi trường…

  • Xây dựng các công trình ngăn lũ và phân lũ. nguyên tắt chung của phương pháp này là phân lũ thành nhiều nhánh chảy để hạn chế cường độ lũ, cũng có thể đắp các hệ thống đập ngăn trên các con sông, con suối, tạo hệ thống hồ chứa nhỏ, đào các mương phụ nối với các sông lớn.

Phòng chống xói mòn trên phạm vi khu vực

Phương pháp này được thực thi ở những khu vực nhỏ như một nương rẫy, một quả đồi hay một cánh đồng.

  • Trên đất canh tác cây hàng năm: cây hàng năm có đặc điểm là tán che phủ thấp,bộ rễ phát triển yếu, đất bị xáo xới, làm cỏ trong quá trình canh tác. các biện pháp thường áp dụng:

+ Hàng gieo dày, gieo trồng các hàng theo dạng nanh sấu ( các hàng gieo so le nhau)

+ Trồng xen, trồng gối, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.

+ Lên luống cắt ngang sườn dốc (khoai lang, khoai mì…)

+ Trồng theo băng, tạo băng đệm: dùng cỏ khô, cỏ tươi, thân cây… trải đều ngang dốc để ngăn dòng chảy.

+ Trồng băng chống xói mòn: trồng thảm phủ cây họ đậu, trồng cỏ vertiver theo đường đồng mức.

+ Làm ruộng bậc thang.

  • Trên đất canh tác cây lâu năm: Cà phê, chè, ca cao, điều, tiêu…

+ Thiết kế lô và trồng cây theo đường đồng mức.

+ Thiết kế hàng trồng, và bố trí mật độ trồng phù hợp.

+ Trồng cây tủ đất.

  • Thiết kế các đai rừng chắn gió ngăn cản cát lấp các làng mạc,ruộng vườn xói mòn, đặt biệt là các vùng ven biển (trồng phi lao).
0