24/05/2018, 20:49

Những vấn đề chung của lý thuyết quyết định

Môi trường ra quyết định là những lực lượng và yếu tố bên ngoài hệ thống ra quyết định, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ra quyết định. Ví dụ: một nhà quản lý trong một tình huống gay cấn khi tình hình tài chính thì eo hẹp của ...

Môi trường ra quyết định là những lực lượng và yếu tố bên ngoài hệ thống ra quyết định, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ra quyết định.

Ví dụ: một nhà quản lý trong một tình huống gay cấn khi tình hình tài chính thì eo hẹp của đơn vị mình, không thỏa mãn về điều kiện làm việc, không yên ổn về gia đình, nội bộ thì không đoàn kết... thì sẽ không thể nào lại bình tĩnh đưa ra được các quyết định sáng suốt, chính vì thế việc nhận thực đúng đắn ảnh hưởng của môi trường để cải tạo, thích nghi và để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra được những quyết định đúng đắn và khoa học là một việc cần quan tâm.

Các yếu tố cấu thành môi trường ra quyết định là:

  • Môi trường bên ngoài ở tầm vi mô: xã hội, thu nhập quốc dân, tự nhiên,...
  • Môi trường bên trong: văn hóa của đơn vị, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, quan hệ...

- Môi trường bên ngoài ở tầm vi mô: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người trung gian, gia đình người ra quyết định.

Để tạo ra được môi trường ra quyết định được thuận lợi, thoải mái người ta phải biết cách phân tích ảnh hưởng của môi trường tới quá trình ra quyết định.

Nội dung của những cuộc phân tích này là nhằm vào việc phân tích cơ chế, quy luật ảnh hưởng của từng yếu tố, môi trường đến các khâu, các mặt của hoạt động ra quyết định. Trên cơ sở những kết luận về môi trường ra quyết định người ta sẽ tìm ra giải pháp thích hợp để cải tạo, biến đổi, thích nghi và tồn tại chung với chúng một cách có lợi nhất.

Mục tiêu của quyết định

Khác với các loài động vật trong tự nhiên mọi hoạt động con người (bình thường chứ không phải là những người mất trí) đều cần nhằm vào một hay một số mục tiêu nào đó. Các hoạt động về quyết định trong quản trị cũng vậy, muốn không bị lạc đường, mất phương hướng đèu cần phải xác định rõ mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề gì? Thông thường mục tiêu được hiểu là cái đích để nhằm vào hay cần đạt tới để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy mục tiêu của các quyết định là cái đích cần đến trong các quyết định về quản trị. Trong thực tế chúng ta cũng gặp thuật ngữ “mục đích” của các quyết định. Vậy mục đích là gì? Và quan hệ của nó với mục tiêu ra sao? Theo quan điểm của tôi thì chúng ta nên thừa nhận quan điểm “mục đích” là cái đích cuối cùng cần đạt tới, còn mục tiêu là cái đích cụ thể cuối cùng cần đạt tới.

Sự cần thiết khách quan của mục tiêu là ở chỗ không thể ra quyết định quản lý mà không có mục tiêu. Vì mục tiêu là lĩnh vực hoạt động tất yếu, là cơ sở, là điểm xuất phát của mọi hoạt động quản trị khác.

Vai trò quan trọng của mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là ở chỗ nó có tính định hướng cho các hoạt động, là cơ sở để đánh giá các phương án, các quyết định và là căn cứ để đề ra các quyết định về quản trị.

Việc xác định đúng đắn mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là một yêu cầu hết sức quan trọng. Như vậy cần phải giải quyết vấn đề xác định mục tiêu như thế nào là khoa học nhất. Muốn làm được việc này phải xuất phát từ cơ sở khoa học của nó. Sau đây là những cơ sở khoa học chủ yếu:

  • Những vấn đề cốt lõi cần giải quyết khi phải ra quyết định là gì?
  • Đòi hỏi của việc sử dụng các quy luật khách quan trong lĩnh vực ra quyết định và thực hiện các quyết định về quản trị.
  • Khả năng tổ chức thực hiện các quyết định của những người thừa hành.

Những yêu cầu cơ bản đối với các mục tiêu ở đây thường là:

  • Phải rõ ràng
  • Có tính khả thi
  • Có thể được kiểm soát được.
  • Phải phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan.
  • Phải nhằm giải quyết những vấn đề then chốt quan trọng.

Hệ thống mục tiêu: trước khi ra quyết định cần phải xem xét toàn diện những vấn đề có liên quan để đề ra các mục tiêu có tính hệ thống khoa học là một đòi hỏi khách quan đối với các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định về quản trị.

Các bước xác định mục tiêu trong việc ra quyết định được mô tả theo sơ đồ sau:

Những chiến lược

Chiến lược kinh doanh là phương thức cụ thể hóa cách thực hiện mục tiêu, là cơ sở quan trọng trong lĩnh vực ra quyết định quan trọng.

Chức năng của chiến lược là:

  • Định hướng chiến lược cho hoạt động của tổ chức.
  • Bảo đảm thế chủ động khi thực hiện các mục tiêu.
  • Huy động, khai thác và tập trung sử dụng mọi nguồn lực trong cơ sở.
  • Đảm bảo tính thích nghi với mọi điều kiện của môi trường tác động đến quyết định.
  • Phòng ngừa chiến lược rủi ro và nguy cơ nếu nó có khả năng xuất hiện và tận dụng mọi cơ hội, thời vận trong tương lai.

Nội dung của chiến lược phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung của các quyết định.

Tình huống hậu quả

Những sự kiện xẩy ra ngoài sự kiểm soát của người ra quyết định thường gọi là những hậu quả hay những tình huống tự nhiên và sự tồn tại của chúng tạo nên nhiều khó khăn hơn thuận lợi trong điều kiện bất định.

Để đưa ra những quyết định sáng suốt các nhà quản trị cần đưa ra những giả thiết về những tình huống có thể xẩy ra đối với những quyết định của mình từ những giả thiết về các tình huống có thể xảy ra, để đưa ra các biện háp khắc phục những hậu quả xấu có thể xảy ra và phát triển những mặt tích cực của hậu quả

Xác suất của tình huống hậu quả

Tính bất định gắn với những hậu quả hay tính huống tự nhiên sẽ xuất hiện một cách thực sự.

Những nhà quản trị cần đặt ra những giả thiết về những tình huống bất định có thể xẩy ra. Qua việc thu thập các thông tin về các yếu tố của môi trường có tác động đến quyết định, từ những thông tin đó cần xử lý các thông tin bằng các phân tích định tính và định lượng rồi tính xác suất rủi ro của tình huống hậu quả có thể xảy ra.

Những kết quả hay những kết toán

Những quyết định đưa ra có khoa học thì quyết định đó phải dựa trên cơ sở của một bản kế hoạch. Bản kế hoạch đó phải đặt ra các mục tiêu cần đạt được. Mục tiêu của các nhà chính trị là xã hội, còn mục iêu của các doanh nhân đặt lên hàng đầu đó là lợi nhuận.

Đo lường, tính toán lợi nhuận hay giá trị của những hành động khác nhau, ta có được những kết quả hay những kết toán. Trong tính toán cần phải tính doanh thu sẽ thu được so với mức chi phí bỏ ra. Chi phí có thể có hiệu quả hoặc không có hiệu quả.

0