Những thay đổi của trang phục bóng đá qua thời gian
Trang phục bóng đá đã trải qua rất nhiều thay đổi kể từ khi bóng đá hiện đại ra đời vào những năm 1860. Đôi giày bóng đá đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử thuộc về vua Henry VIII của Anh được các chuyên gia đóng giày nổi tiếng trong hoàng cung tạo ra vào năm 1526. Chúng khá nặng, cao hơn ...
Trang phục bóng đá đã trải qua rất nhiều thay đổi kể từ khi bóng đá hiện đại ra đời vào những năm 1860.
Đôi giày bóng đá đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử thuộc về vua Henry VIII của Anh được các chuyên gia đóng giày nổi tiếng trong hoàng cung tạo ra vào năm 1526. Chúng khá nặng, cao hơn mắt cá chân và được làm bằng da cứng.
Cho đến cuối thế kỉ 19, các cầu thủ vẫn sử dụng đôi giày cao và nặng như vậy nhưng được cải tiến hơn với dây buộc dài, phần mũi và gót giày được bịt kim loại. Đế giày cũng được trang bị đinh tán cố định để chống trơn trượt.
Logo của các nhà tài trợ bắt đầu được in lên áo đấu từ những năm 1980.
Đến năm 1925, những đôi giày tiếp tục cải tiến với đinh tán có thể thay thế được. Ngày nay, giày bóng đá được thiết kế nhẹ hơn nhiều, chỉ hơn 150gram.
Quần bóng đá với độ dài không quá đầu gối đã được chuẩn hóa qua nhiều thập kỷ thay thế cho quần chẽn gối và quần dài. Quy định quần bóng đá phải dài hơn đầu gối chỉ được nới lỏng từ năm 1904.
Những chiếc áo bóng đá đầu tiên được dệt bằng len và không có cổ. Đến giữa thế kỉ 19, các đội bóng mới bắt đầu sử dụng áo đấu với màu sắc và thiết kế khác nhau, như một phần đặc trưng của câu lạc bộ.
Đến năm 1909, thủ môn được quy định mặc trang phục với màu sắc riêng để phân biệt với các cầu thủ chơi ở vị trí khác trên sân.
Việc đánh số áo cố định của mỗi cầu thủ trong suốt giải đấu chỉ được áp dụng từ World Cup 1954.
Với sự phát triển của marketing, logo của các nhà tài trợ bắt đầu được in lên áo đấu từ những năm 1980.
Đến những năm 1990, các cầu thủ bắt buộc phải mang tất có chiều dài đến đầu gối và miếng lót bảo vệ ống chân khi thi đấu.