Những nội dung cơ bản khi đọc Báo cáo tài chính
Để có cùng quan điểm, Kế toán Centax xin mời các bạn chia sẻ và bình luận bài viết này trên cơ sở Báo cáo tài chính được làm trung thực, minh bạch và theo đúng chuẩn mực kế toán. Loại trừ những báo cáo tài chính không trung thực, phản ảnh không đúng nội dung kinh tế của doanh nghiệp. Bài viết ...
Để có cùng quan điểm, Kế toán Centax xin mời các bạn chia sẻ và bình luận bài viết này trên cơ sở Báo cáo tài chính được làm trung thực, minh bạch và theo đúng chuẩn mực kế toán. Loại trừ những báo cáo tài chính không trung thực, phản ảnh không đúng nội dung kinh tế của doanh nghiệp. Bài viết này cũng không đề cập tới phân tích, chỉ đi vào việc đọc và hiểu về Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc và phân tích báo cáo tài chính là một việc cần thiết của kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán, Báo cáo tài chính có 4 mẫu biểu :
- Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Gần đây, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm một mẫu biểu, đó là : Bảng cân đối số phát sinh. Tuy nhiên, kế toán cũng rất coi trọng mẫu biểu này, nên nó là mẫu biểu không thể thiếu trong Báo cáo tài chính, đối với kế toán
Những chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính đã được chuẩn hoá, theo những chuẩn mực chung, quy định chung, để chúng ta có thể đọc được Báo cáo tài chính của mọi công ty, và có thể từ báo cáo tài chính của từng công ty, tổng hợp lên báo cáo ngành, hoặc báo cáo trong lĩnh vực kinh tế, xã hội…Tuy nhiên, để đọc được Báo cáo tài chính, người đọc phải có một kiến thức thông thường về tài chính, kế toán doanh nghiệp.
Tuỳ theo kiến thức về tài chính kế toán doanh nghiệp của người đọc, cũng tuỳ theo mục đích, yêu cầu, quan tâm của người đọc, tuỳ theo sự hiểu biết về công ty đó, để người đọc quan tâm tới mẫu biểu nào trước của Báo cáo tài chính.
Những mẫu biểu của Báo cáo tài chính, là những báo cáo chi tiết, nhiều chỉ tiêu về tài chính, kế toán của doanh nghiệp ( Nếu chỉ về 1 chi tiêu, thì không cần nhiều báo cáo trùng lặp). Đúng như có người đã từng nói: ” Báo cáo tài chính là cái nhìn nhiều chiều về tài chính, kế toán trong doanh nghiệp”. Vì vậy, mẫu biểu nào cũng mang quan trọng và mang lại thông tin về tài chính khác nhau, nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện. Để xem cái nhìn toàn diện, nhiều chiều như thế nào, Kế toán Centax xin đưa ra những nội dung, chỉ tiêu chủ yếu của từng mẫu biểu để các bạn cùng tham khảo:
1. Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT)
1.1 Bảng cân đối kế toán là gì ?
BCĐKT là một Báo cáo tài chính (BCTC) chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). Người ta nói: BCĐKT là bức ảnh chụp nhanh, phải ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm.
1.2 Nội dung kết cấu của BCĐKT
BCĐKT thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu , được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
BCĐKT được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán, được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCĐKT được chia làm 2 phần (có thể kết cấu theo kiểu hai bên hoặc một bên) là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.
1.2.1. Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái, trong các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của DN trong quá trình tái sản xuất.
Về kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên “Tài sản” thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại DN đến thời điểm lập báo cáo. Như TSCĐ, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu, thuế được khấu trừ, dự phòng, khấu hao… Căn cứ vào nguồn số liệu này, trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có người đọc có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN.
Về pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên “Tài sản” phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của DN.
1.2.2. Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của DN đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị như : vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng… Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trên BCĐKT phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của DN, cũng như tính tự chủ trong tài chính của doanh nghiệp
Về kinh tế: Số liệu phần “Nguồn vốn” của BCĐKT thể hiện quy mô tài chính, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của DN.
Về pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các chủ sở hữu, với các nhà đầu tư, với cổ đông, vốn liên doanh, với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng, với khách hàng, với các đơn vị kinh tế khác, với người lao động.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
2.1 Khái niệm Báo cáo kết quả kinh doanh ( BCKQKD)
BCKQKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
BCKQKD được lập dựa trên tính cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. BCKQKD là bức ảnh chụp chậm, với các chỉ tiêu mang tính thời gian, của thời kỳ tài chính.
2.2 Nội dung, kết cấu của BCKQKD
BCKQKD thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng phần cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, được phản ánh theo “Số năm trước” , “Số năm nay”
BCKQKD được kết cấu dưới dạng tổng hợp số phát sinh trên các tài khoản kế toán, được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCKQKD được chia làm 3 phần, bao gồm :
– Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ:
- Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
- Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng trong kỳ
– Thu nhập và chi phí của những hoạt động