Những món ăn cầu may vào dịp Tết Nguyên đán của người Châu Á
1. Việt Nam Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng, bánh tét. Hai loại bánh này đều làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn... khi ăn có vị bùi béo đặc trưng. Không chỉ ngon, bánh chưng, bánh tét còn ...
1. Việt Nam
Người Việt có rất nhiều món ăn hấp
dẫn trong mâm cỗ ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu
đó là bánh chưng, bánh tét. Hai loại bánh này đều làm từ gạo nếp, đỗ
xanh, thịt lợn... khi ăn có vị bùi béo đặc trưng. Không chỉ ngon, bánh
chưng, bánh tét còn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và thể hiện lòng
biết ơn với tổ tiên.
Ngoài ra, ngày Tết, người Việt còn ăn xôi gấc, canh khổ qua để lấy may. Lý do bởi màu đỏ của gấc vốn tượng trưng cho sự may mắn và thuận lợi. Còn tên của khổ qua khiến nhiều người nghĩ đến mọi nỗi khổ trong năm cũ sẽ qua đi.
2. Trung Quốc
Tết
Nguyên Đán là dịp quan trọng nhất của người Trung Hoa để mọi người
trong gia đinh đoàn tụ sum họp lại với nhau. Trong bữa cơm Tết của người
Trung Quốc không thể thiếu cá nguyên con, mì trường thọ, sủi cảo, chả
nem, bánh gạo nếp với mong muốn cầu may đầu năm.
Cụ thể món mì trường thọ thể hiện mong ước sống lâu của người Trung Quốc. Cá nguyên con có phát âm gần giống từ dư thừa thể hiện mong muốn năm mới sẽ thịnh vượng hơn. Còn bánh Nian Gao đại diện cho mong muốn gia đình gắn kết.
3. Hàn Quốc
Trong những ngày Tết, gia đình người Hàn quốc nào cũng ăn món bánh tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
Ngoài
ra các món như galbijjim (sườn om), japchae (miến trộn), bánh
xèo, hangwa (bánh mứt kẹo truyền thống) và các loại bánh gạo cũng rất
được người dân xứ kim chi ưa thích. Người Hàn Quốc cũng thường uống trà
vào dịp Tết như trà thơm camip ướp lá cây hồng, trà saenggang ướp gừng,
đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt,
chua, mặn, cay và đắng.
4. Mông Cổ
Trong những ngày đầu năm mới này, người Mông Cổ thường mặc đồ trắng và họ mời nhau sữa trắng tặng đồ trắng kèm theo lời chúc mừng tân xuân. Vào thời khắc chuyển giao năm mới, người Mông Cổ thường tụ tập uống trà. Phong tục thưởng trà vào đêm giao thừa thường được tổ chức khá công phu.
Món ăn truyền thống ngày Tết của người Mông Cổ khá công phu. Trong đó các món ăn ohor biến là các món như bánh buuz, thịt cừu, thịt bò hay sữa dê. Cơm được ăn kèm với sữa đông, nho khô hay thịt cừu nướng. Trên bàn ăn ngày đầu năm của người Mông cổ bao giờ cũng có mì vằn thắn và sủi cảo, du nhập từ phong tục ăn uống từ người Hán.
@peterswanderings
5. Singapore
Món ăn truyền thống ngày Tết nổi tiếng của Singapore chính là Yu Sheng. Đó là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua… Khi món ăn được dọn ra người ăn sẽ cùng đảo tung các nguyên liệu sao cho càng cao càng tốt, nhưng không được làm rơi ra ngoài.
Trong quá trình đảo, mọi người sẽ hô to lohei (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức.