Những mẹo siêu đơn giản giúp bạn cải thiện kết quả học tập môn văn
1. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc. Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì ...
1. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc.
Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.
2. Không nên quan trọng độ dài nội dung
Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ!”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông… Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà!”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.
Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.
3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ
Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.
4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức
Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.
5. Học theo sơ đồ tư duy, vừa học vừa ghi ra giấy.
Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.
6. Comment trên các forum, diễn đàn
Cách này có thể giúp bạn biểu lộ quan điểm hoặc rèn khả năng diễn đạt.
7. Nắm được cấu trúc viết Văn
Nhiều bạn nghĩ rằng viết văn thì chỉ cần có nhiều chữ là viết được, thật ra không phải. Viết văn rất cần nắm cấu trúc và phải viết có logic. Những học sinh giỏi văn là những học sinh bài viết có cấu trúc, lập luận, logic chặt chẽ. Chắc hẳn bạn đã từng thấy một lỗi phổ biến của học sinh bị thầy cô phê như “Bài viết lủng củng, diễn đạt chưa rõ ràng”, đó chính là vì bạn ấy chưa nắm được cấu trúc viết văn đó. Ví dụ như đối với một bài phân tích cần đảm bảo chặt cấu trúc 5 phần đó: Mở bài -> Đánh giá chung -> Phân tích chi tiết -> Bình luận, liên hệ -> Kết bài.
8. Thói quen chuẩn bị bài
Khi mình đi chia sẻ tại các trường học, lúc mình hỏi bao nhiêu bạn rất ghét soạn Văn? Có một số bạn giơ tay ào ào. Vì soạn Văn rất ngại, mất thời gian. Nhưng vô tình thói quen mà có thể nhiều bạn chưa thích ấy, nó lại có ích cho bạn. Vì khi bạn soạn Văn, đó là một lần bạn khám phá tác phẩm. Khi bạn lên lớp, thầy cô dạy, bạn có lần thứ hai khám phá lại nó. Lúc làm bài kiểm tra, đề vào bài đó, bạn có lần thứ ba, và đi thi, đó là lần thứ tư. Những học sinh giỏi đa phần là được luyện rất nhiều, vì thế mà họ rất nhớ, cũng như càng luyện nhiều viết lại càng hay. Còn những học sinh soạn Văn qua loa, thậm chí là chép để học tốt cho có đủ bài, thì khi đó họ chưa tìm hiểu đủ sâu về tác phẩm. Việc nghe giảng trên lớp sẽ không hiệu quả cao nhất. Như thế lúc làm bài kiểm tra, sẽ khó mà đạt kết quả tốt nhất.
9. Đọc thêm nhiều sách tham khảo để trau dồi vốn từ ngữ cho bản thân mình.
Sách tham khảo có trăm nghìn cuốn khác nhau, nguồn gốc cũng từ nhiều tác giả và đôi khi thật khó để xác định được, bạn nên cân nhắc lựa chọn nhwungx loại sách bản thân thấy cần thiết, và phù hợp với bạn.
Lời kết: Trên đây là những chiến lược giúp bạn học giỏi văn, và điều quan trọng là hãy bắt tay vào hành động thì bạn sẽ cải thiện được kết quả môn văn tốt hơn thay vì chỉ ngồi và đọc mà không biết áp dụng các bạn nhé.