02/06/2018, 21:54

Những loại rau ngon lạ lùng, ăn một lần nhớ mãi của miền Tây

Nhắc đến miền Tây mà không kể đến những những loại rau phong phú thì quả là một thiếu sót không hề nhỏ. Rau choại. Người miền Tây có "sản vật" khá đặc biệt hái từ những vườn tràm hoặc rừng U Minh là rau choại (còn có tên khác là rau chạy hay đọt chạy). Dây choại luôn leo theo những ...

Nhắc đến miền Tây mà không kể đến những những loại rau phong phú thì quả là một thiếu sót không hề nhỏ.

Rau choại. Người miền Tây có "sản vật" khá đặc biệt hái từ những vườn tràm hoặc rừng U Minh là rau choại (còn có tên khác là rau chạy hay đọt chạy). Dây choại luôn leo theo những cây tràm. Đến mùa khô, choại héo lá khiến cây tràm trông như những ngọn đuốc, nếu gặp lửa rất dễ gây cháy rừng. Vào mùa mưa, choại mới mọc hơn gang tay, nông dân hái về xào hoặc luộc chấm cá kho, mắm chưng ăn rất ngon.

Khổ qua rừng chỉ to hơn ngón tay cái được ăn sống, chấm với mắm tôm, ăn vào không đắng mà có vị ngọt dần rất thú vị.

Cây năn bộp mọc ở nhiều tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau…Món rau năn ăn như một loại rau sống, chấm với nước trong nồi thịt kho, cá kho, hay mắm kho, là bữa cơm đã trở nên ngon hơn vài phần. Đặc sắc và đúng điệu miền Tây là rau năn ăn sống với cá rô đồng rán giòn, cá lóc nướng trui hoặc cá trê nướng dầm nước mắm gừng thì tuyệt không gì bằng.

Ngoài ra, năn thường dùng để xào thịt trâu, nghêu, hến, tép bạc thịt chuột đồng… Để món mầm năn xào ngon người chế biến phải xào để to lửa, đảo nhanh cho mầm năn vừa chín tái, ăn sẽ có độ giòn ngọt. Củ năn bộp được đào lên rửa sạch để ăn hoặc ủ cho mọc mầm để lấy muối dưa.

Một trong những loại rau dại được nhúng vào nồi canh chua không thể thiếu ở miền Tây là bông súng (góc trái). Bông súng có khắp các hồ đầm ở Việt Nam nhưng chỉ ở miền Tây, loài hoa này mới được chuộng để chế biến nhiều loại đặc sản đến thế. Bông súng cũng được trộn giấm đường chấm với cá kho.

Bông điên điển quá quen thuộc qua các bài dân ca, hò xứ miền Tây. Quen thuộc như thế nhưng loài hoa này chẳng có quanh năm vì thế nó được xem là đặc sản.

Lẩu cá linh bông điên điển, bánh xèo bông điên điển… là hai trong nhiều món đặc sản miền Tây ai đã ăn một lần là nhớ mãi, không thể quên.

Rau bồn bồn là loại rau quen thuộc của người miền Tây, được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 hằng năm vào mùa nước nổi. Bồn bồn thực chất là một cây dại mọc hoang nhưng được người dân vớt về làm các món ăn và dần dần nó trở thành đặc sản.

Rau bồn bồn xào tôm hay nấu canh lươn đều rất ngon và đưa cơm.

Châu Anh (th)

0