02/06/2018, 21:54

Nhất định bạn phải thử 1 lần các rau rừng Gia Lai này bởi quá ngon

Rau rừng Gia Lai Rau rừng là một đặc sản của vùng Gia Lai được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây. Nó là một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, ngọt, mát, thơm, hấp dẫn vị giác. Rau rừng (rau lủi), vốn là đặc sản chỉ có ở vùng rừng Trà My (Quảng Nam), được sử ...

Rau rừng Gia Lai

Rau rừng là một đặc sản của vùng Gia Lai được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây. Nó là một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, ngọt, mát, thơm, hấp dẫn vị giác.

Rau rừng (rau lủi), vốn là đặc sản chỉ có ở vùng rừng Trà My (Quảng Nam), được sử dụng từ thời bộ đội Trường Sơn dùng làm thực phẩm chống đói. Rau rừng Gia Lai trồng khá rộng rãi nên ở đâu cũng có, mùa nào cũng có, nhưng rau ngon nhất là ở đầu mùa mưa, khi cây nảy những đọt non xanh mướt, bóng lưỡng.

Rau rừng ngon ở độ giòn, dù có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.

Món rau rừng từng được mang ra "thí nghiệm" với tất cả các loại nước chấm, kể cả muối tiêu chanh, nhưng không có loại nào vượt qua được mắm cua. Người Gia Lai xa quê lên cơn nghiền rau rừng vẫn phải nhờ người quen để gửi vài bó rau theo đường hàng không để ăn cho đỡ thèm.

Rau rừng đã có mặt cả trong các siêu thị ở Pleiku, được bán với giá khoảng hơn 30.000 đồng/kg. Riêng mắm cua thì không dễ kiếm, lại khó mang theo nên được thay bằng nước mắm kho quẹt kiểu Nam bộ, tuy không đúng chất rừng nhưng cũng chấp nhận được.

Người dân Gia Lai coi rau lủi là một loại rau quý. Bởi rau vừa tác dụng làm thực phẩm nhiều dinh dưỡng vừa có tác dụng như vị thuốc. Rau lủi có một vị đặc trưng, nó mang vị ngọt thanh mát của núi rừng, kích thích vị giác và đặc biệt tạo cảm giác thoải mái nơi cổ họng. Rau lủi có thể chế biến được nhiều loại món ăn như nấu canh với tôm, xào hoặc luộc đơn giản như nhiều loại rau thông thường khác.

Măng chua rừng

Gia Lai nổi tiếng với món măng rừng, vào mùa mưa măng rừng ở đây mọc rất nhiều và non. Măng được hái về rửa sạch thái mỏng được đem ngâm cùng với ớt cay và tỏi, gừng, muối, 1 chút đường. Đợi đến khi măng chua có độ ngon vừa ăn thì đem ra sử dụng. Khi ăn măng đã ngấm vị vừa có vị chua chua dôn dốt của măng, giòn, vị the the cay nơi đầu lưỡi của ớt, thơm thơm của gừng. Ăn với com rất ngon.

Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no.

Lá giang

Lá giang là cây mọc hoang dại họ dây leo có mủ trắng, lá đơn, hình trứng mọc đối, có vị chua dịu. Lá giang không chỉ là một thực phẩm được nhiều người ưa thích mà còn là một loài cây có dược tính cao, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loài cây này có khả năng trị ăn không tiêu, đầy bụng, chữa viêm đường tiết niệu và có sỏi…

Người ta có thể dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò.... Canh chua lá giang là một món ăn ngon, khi nấu ta có thể dùng lá nấu và ăn như rau, cũng có thể nấu xong vớt bỏ phần xác chỉ lấy vị chua thôi. Nấu canh chua lá giang với thịt gà, trái điều chín (đã được thu hoạch hạt) ăn rất ngon.


Canh gà lá giang là món ăn ngon được nhiều người yêu thích khi có cơ hội nếm thử.

Canh gà lá giang là món ăn ngon được nhiều người yêu thích khi có cơ hội nếm thử.

Nấu lá giang, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm mà nên dùng các loại nồi như inox, tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc. Nói tóm lại khi nấu canh lá giang trong một số nồi kim loại thì nên múc ra dùng ngay khi canh chín.

Châu Anh (th)

0