Những lầm tưởng của người Việt về việc học tiếng Anh

Một trong những nguyên nhân cố hữu khiến nhiều người Việt chưa học tiếng Anh hiệu quả đó là luôn giữ những quan niệm sai lầm về ngôn ngữ này dẫn đến việc học sai phương pháp. Sau đây Elight xin gửi tới bạn loạt bài về những ngộ nhận của người Việt về việc học tiếng Anh nhằm giúp bạn có định ...

Một trong những nguyên nhân cố hữu khiến nhiều người Việt chưa học tiếng Anh hiệu quả đó là luôn giữ những quan niệm sai lầm về ngôn ngữ này dẫn đến việc học sai phương pháp. Sau đây Elight xin gửi tới bạn loạt bài về những ngộ nhận của người Việt về việc học tiếng Anh nhằm giúp bạn có định hướng tốt hơn cho bản thân mình.

1. Chúng ta vẫn cho  rằng: “NHỮNG NGƯỜI SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI LÂU NĂM ĐỀU GIỎI TIẾNG ANH” 

Những lầm tưởng về việc học tiếng Anh

Nước bản xứ có luôn là môi trường lý tưởng để học ngoại ngữ?

Không ít người cho rằng cứ sống ở nước ngoài lâu năm thì tự khắc sẽ giỏi ngôn ngữ của quốc gia đó một cách dễ dàng. Với suy nghĩ này, ngày càng có nhiều bậc phụ huynh tìm mọi cách để đưa con em mình đi học nước ngoài với hi vọng sau một thời gian con em mình sẽ “nói tiếng Anh như gió”.

Nhưng sự thực là: 

Nhiều thống kê gần đây chỉ ra rằng hầu hết những người dân nhập cư ở Mỹ, Úc không hề giỏi tiếng Anh, thậm chí rất nhiều người mắc phải những lỗi ngữ pháp căn bản, như: “She teach me” hay “He have two child”. Đa số họ không thể diễn đạt những câu văn dài, sống biệt lập trong các khu dành cho người nhập cư và ít hòa đồng với người bản xứ do vốn tiếng Anh hạn chế.

Nguyên nhân:

Trên thực tế, những người nhập cư này không được kèm cặp về ngữ pháp hay phát âm một cách bài bản ngay từ đầu. Vốn tiếng Anh họ có được đa số đều là tiếng Anh “bồi” đúc kết được sau trình giao tiếp lâu với người bản xứ. Ngay cả khi nhận ra những lỗi sai tiếng Anh căn bản, những người bản xứ vẫn hiểu hoặc suy luận ra được nên họ chẳng bao giờ chỉ ra những lỗi đó, thậm chí đối với họ việc bắt lỗi ngữ pháp của người khác là hành động không lịch sự chút nào. Thêm vào đó, việc sống ở nước ngoài không mang đến cho bạn động cơ phải học tiếng Anh một cách bài bản, bởi ngay cả khi phát âm không chuẩn, chia sai động từ hay thiếu quán từ, …, bạn vẫn có thể giao tiếp bình thường, ví dụ như bạn nói “I want dress” (thay vì nói: “ I would like to buy a dress”) thì người bán hàng vẫn hiểu bạn muốn mua một chiếc váy.

Kết luận:

Câu chuyện trên đã hé lộ một sự thật không ngờ rằng, việc sống ở nước ngoài thậm chí có thể không giúp bạn giỏi tiếng Anh lên mà còn gây ra tác dụng ngược lại nếu như không có sự rèn luyện bài bản. Bởi vậy, bài học chúng ta cần rút ra đó là:

      • Nếu không nỗ lực và có động cơ học rõ ràng, bạn vẫn sẽ thất bại với tiếng Anh ngay cả khi đang sống ở các nước bản xứ – những môi trường “vốn được cho là lý tưởng” để học tiếng Anh.
      • Cần hình thành tư duy học tiếng Anh một cách bài bản ngay từ đầu để tránh mắc phải những lỗi sai cơ bản và mất thời gian, tiền bạc đi học để bù đắp lại những lỗ hổng tiếng Anh từ trước. Một quy trình học tiếng Anh chuẩn sẽ bắt đầu từ: Học Phát âm   –> Học nghe –> Nói —> Đọc và Ngữ pháp cơ bản –> Viết. 

2.Chúng ta vẫn cho rằng: “CHỈ CẦN NÓI THẬT NHIỀU LÀ CÓ THỂ GIỎI TIẾNG ANH”

Khi đi học tiếng Anh, bạn luôn trầm trồ khi nhìn thấy những người bạn cùng lớp của mình “bắn” tiếng Anh như gió,và tin rằng chính việc đó khiến họ ngày một tiến bộ hơn trong tiếng Anh.

Nhưng sự thực là: Bản chất việc học nói một ngoại ngữ cũng là hình thức bắt chước ở mức độ nào đó. Điều này cũng tương tự như việc một đứa trẻ bắt đầu học nói tiếng mẹ đẻ bằng cách lặp lại những gì chúng nghe được từ bố mẹ và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, rõ ràng là để giao tiếp bằng tiếng Anh một cách tự nhiên, trước tiên, bạn phải nghe và hiểu được những gì người đối diện nói, và đọc hiểu những gì họ viết. Và để làm được điều này bạn cần có một nền tảng từ vựng, ngữ pháp và khả năng nghe hiểu ở mức độ nào đó.

Vì vậy nếu chỉ tập trung vào việc nói hơn nghe hay đọc, bạn sẽ có được rất ít vốn từ và cấu trúc câu, dẫn đến tình trạng “bí từ” hoặc không diễn đạt được ý của mình, hoặc không thể nghe được những gì người bản xứ nói do khả năng phát âm hạn chế.

Kết luận: Để học tiếng Anh hiệu quả và có thể giao tiếp tự nhiên bạn không nên vội vàng ép mình nói thật nhiều, thay vào đó hãy bắt đầu học với trình tự “ngược” như sau: –> Học Nghe –> Học Nói –> Đọc –> Viết. Vì sao vậy? Để nghe hiểu người bản ngữ nói gì, trước tiên bản thân bạn phải quen với ngữ điệu, cách luyến láy và cách phát âm chuẩn của họ. Vì vậy việc ưu tiên học phát âm trước là vô cùng quan trọng để bạn cảm nhận được ngữ điệu, và bắt chước theo đúng giọng bản xứ, từ đó dễ dàng nghe hiểu người khác nói gì. Sau đó bạn mới kết hợp việc học từ mới, ngữ pháp với luyện nói. Bản chất của việc nói không làm tăng vốn từ, hay cải thiện ngữ pháp nhưng đó là cách giúp bạn luyện tập và ghi nhớ những kiến thức vừa học được và nâng cao phản xạ giao tiếp.

3. Mọi người nghĩ: “MUỐN HỌC GIỎI TIẾNG ANH PHẢI CÓ NĂNG KHIẾU”

Nhiều người cho rằng, muốn học ngoại ngữ tốt và nhanh chóng thì phải có năng khiếu, đôi khi học nhiều cũng không mang lại kết quả tốt. Khẳng định này càng được củng cố hơn nếu nó đến từ những người không thành công với việc học tiếng Anh tại trường, hoặc đã “kinh qua” nhiều lần lỡ dở tại các trung tâm Anh ngữ. Nhiều người trong số họ có niềm tin chắc chắn rằng bản thân đã hết hy vọng với việc trau dồi ngoại ngữ.

Nhưng sự thực là: Khả năng học ngôn ngữ là chức năng căn bản của mỗi người từ khi sinh ra. Trên thế giới chỉ có một số rất hiếm hoi những chủng người đuọc ghi nhận là chưa bao giờ sử dụng ngôn ngữ như người Genie hoặc Victor of Aveyron. Vì vậy nếu như bạn có thể đọc và hiểu bài viết này có nghĩa là bạn đã biết và học được một ngôn ngữ và hoàn toàn có thể lặp lại thành công này với bất kì ngôn ngữ nào khác.

Vậy yếu tố quan trọng nhất để học tiếng Anh thành công là gì? Theo cô Kiều Trang – Giảng viên có nhiều năm giảng dạy tiếng Anh cho người mất gốc tại trung tâm Elight, có 3 yếu tố quyết định khả năng học ngoại ngữ thành công đó là: “Sự kiên trì, thời gian và phương pháp học hiệu quả.” Học tiếng Anh cũng giống như việc chạy bộ. Ai cũng có khả năng chạy, bởi đó là bản năng vốn có của mỗi người, nhưng để cơ thể làm quen và “đánh thức” năng lực đó bạn cần phải kiên trì rèn luyện trong thời gian dài. Cùng với sự kiên trì, bạn phải sẵn sàng “đầu tư” một quỹ thời gian (dù nhỏ) nhưng đều đặn cho việc học tiếng Anh, đồng thời nếu có một phương pháp học phù hợp và được chứng minh hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ thành công với ngôn ngữ này.

4. Nhiều người cho rằng: “MẮC NHIỀU LỖI KHI LUYỆN NÓI TIẾNG ANH KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ”

Chúng ta thường thấy, nếu như trong lớp có học sinh ngại nói, giáo viên thường khích lệ họ bằng cách nói rằng “Cứ nói đi, có sai cũng không sao”, bởi vậy, không ít bạn cho rằng “cố gắng nói tiếng Anh thật nhiều quan trọng hơn việc có mắc nhiều lỗi không”.

Nhưng sự thực là: Không phải lúc nào việc mắc lỗi khi luyện nói cũng vô hại. Mỗi lần lặp lại lỗi sai, đồng nghĩa với việc rất có thể bạn sẽ tăng khả năng mắc phải lỗi này lần nữa. Sau vài lần như vậy, bạn sẽ vô tình hình thành trong đầu lỗi mòn ngữ pháp. Từ đó, theo thời gian, bạn có thể cảm thấy việc nói tiếng Anh dễ dàng, nhưng phần lớn đó là thứ ngôn ngữ mà tự bản thân bạn tạo ra chứ không phải ngôn ngữ chính thống của người bản xứ. Nói cách khác, bạn có thể nói rất trôi chảy nhưng lại nói không đúng. Bên cạnh lỗi sai về ngữ pháp, nghiêm trọng hơn cả là phát âm sai. Bởi nếu bạn nói sai ngữ pháp, người bản xứ vẫn có thể suy luận và cố gắng hiếu được, nhưng nếu bạn phát âm sai, thì cuộc nói chuyện giữa bạn và họ chắc chắn sẽ thất bại.

Kết luận: Việc mắc nhiều lỗi khi nói và diễn ra trong thời gian dài không hề tốt chút nào nếu như mục tiêu của bạn là nói đúng, rõ ràng và lưu loát. Bởi vậy, trước khi học nói bạn cần  trước để hình thành phản xạ nói tiếng Anh giọng chuẩn và cảm nhận được phát âm của người bản xứ, từ đó có thể nghe hiểu những gì họ nói. Vì vậy bạn hãy thường xuyên dành một khoảng thời gian nhỏ mỗi ngày (từ 15 – 20 phút) để luyện phát âm với bạn bè, tham gia một hoặc qua của Elight Learning English.

Theo dõi  để có nhiều kiến thức tiếng anh hơn nhé.

0