08/02/2018, 16:37

Những kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân trong bệnh viện

Người xưa có câu “thầy thuốc như mẹ hiền” chính vì vậy mà mỗi cử chỉ, hành động của người thầy thuốc với bệnh nhân là vô cùng quan trọng .Đặc biệt hiện nay ở nước ta hầu hết các bệnh viện vẫn chưa làm hài lòng người dân trong vấn đề giao tiếp và khám chữa bệnh. Giao ...

Người xưa có câu “thầy thuốc như mẹ hiền” chính vì vậy mà mỗi cử chỉ, hành động của người thầy thuốc với bệnh nhân là vô cùng quan trọng .Đặc biệt hiện nay ở nước ta hầu hết các bệnh viện vẫn chưa làm hài lòng người dân trong vấn đề giao tiếp và khám chữa bệnh. Giao tiếp với bệnh nhân trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn hàng đầu mà các thầy thuốc cần quan tâm trong khám chữa bệnh. Ngoài việc được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế thì người bệnh cũng rất cần sự cảm thông, chia sẻ và tâm lí từ các y bác sĩ. Đó chính là văn hóa là của ngành y. Vậy những kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân trong bệnh viện của y bác sỹ gồm những gì, chúng ta cùng tìm hiểu.
Xem thêm:


Trong bệnh viện mỗi y bác sỹ sẽ có một cách ứng xử giao tiếp với bệnh nhân riêng tùy vào mỗi người nhưng chủ yếu giao tiếp trong bệnh viện với bệnh nhân sẽ gồm những kỹ năng sau:

20d23b627_6357125630206555201. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng:
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng khi giao tiếp với bệnh nhân và người nhà người bệnh. Khi họ bước vào viện là khi sức khỏe của họ có vấn đề , chính vì vậy y bác sĩ cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng tránh làm bệnh nhân hiểu lầm. Tránh sử dụng các từ quá khó hiểu gây hiểu lầm hoặc hiểu sai lệch cho bệnh nhân. Bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ của bạn sao cho phù hợp với sự hiểu biết và nhu cầu thông tin bệnh nhân của bạn.
2. Loại bỏ giao tiếp phi ngôn ngữ trong bệnh viện:
Cho dù giao tiếp ở môi trường nào đi chăng nữa thì việc chú ý vào người kia khi nói chuyện là việc cư xử tôn trọng lẫn nhau. Trong bệnh viện cũng thế đó chính là duy trì ánh mắt, lắng nghe và tập trung vào bệnh nhân. Việc nhìn chằm chằm vào các ghi chú hoặc màn hình có thể truyền đạt thông điệp tiêu cực tới người bệnh.
3. Biết xin lỗi khi gặp sai lầm:
Có một thực tế đáng buồn là đại đa số các y bác sĩ hiện nay rất kiệm lời trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà của người bệnh. Con người không phải là vạn năng nên trong cuộc sống này không phải căn bệnh nào cũng có thể chữa trị dứt điểm được. Bởi vậy chuyện sinh ly từ biệt và mất mát xảy ra trong các bệnh viện là chuyện ngày nào cũng xảy ra. Xin lỗi và bày tỏ sự hối hận về những đau khổ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là điều cần thiết để an ủi họ. Nhưng nhiều bác sĩ lại quên mất điều đó. Điều này không phải là một sự thừa nhận trách nhiệm, sai sót của họ mà chỉ là niềm thương cảm dành cho những người bệnh. Người dân thường kháo nhau rằng bác sĩ máu lạnh là từ đây mà ra.

HCDM_Article44. Kỹ năng lắng nghe:
Mối quan hệ của bác sỹ với bệnh nhân là cực kỳ quan trọng. Nó tạo điều kiện để bệnh nhân có thể bày tỏ quan ngại về các dịch vụ y tế trong bệnh viện đồng thời tiếp nhận sự hỗ trợ và tư vấn từ phía các y bác sỹ. Đồng cảm là khả năng thấu hiểu những gì người khác đang trải qua nhằm hiểu hơn về họ. Từ đó công tác điều trị mới thật sự có hiệu quả.
Giao tiếp là một vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt trong y học. Thật vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong các kỳ thi, đánh giá, phỏng vấn cũng như trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Cải thiện các kỹ năng trong giao tiếp không chỉ giúp tăng cường hiệu suất làm việc của cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau mà còn giúp bạn có mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và phát triển sự nghiệp trong tương lai.
5. Góp ý về việc tham gia bảo hiểm của bệnh nhân:
Tiến hành khảo sát điều tra bệnh nhân những gì họ cần, đồng thời tích cực tư vấn và giải thích những lợi ích họ có thể có được từ việc tham gia bảo hiểm. Có rất ít các bác sĩ có thể làm được điều này. Phần lớn họ đùn đẩy trách nhiệm cho bên công tác xã hội.
6. Phong phú trong phong cách tư vấn:
Thay đổi linh hoạt trong cách tiếp cận của các lương y vào từng bệnh nhân. Tâm lí và nhu cầu của người bệnh là khác nhau giữa từng người. Có thể ở người này bạn chỉ cần giới thiệu đại khái nhưng vẫn bệnh đó gặp người khác thì hỗ trợ nhiều thông tin.
Xác định xem bệnh nhân của bạn đồng ý với kế hoạch chẩn đoán và tham gia vào quá trình điều trị hay không. Bởi những bệnh nhân đóng vai trò lớn tới tuân thủ việc điều trị.
7. Cung cấp các thông tin chính xác, rõ ràng và đầy đủ cho bệnh nhân:
Các bác sĩ có xu hướng nói quá nhiều về điều trị bằng thuốc, trong khi bệnh nhân muốn biết về nguyên nhân, chẩn đoán về khả năng hồi phục và tiên lượng bệnh. Tâm lí chung của người làm trong ngành y là luôn muốn cởi mở trong tư vấn về tác dụng phụ, làm thế nào để giảm đau và tất cả những gì họ có thể làm để giúp đỡ người bệnh.

caodangdieuduong8. Nghệ thuật trong tiếp nhận ý kiến từ bệnh nhân:
Tại sao bên cạnh một số bác sĩ làm việc tốt lại luôn tồn tại những bác sĩ trái ngược như vậy? Khó khăn trong giao tiếp là một trong những lý do chính mà bệnh nhân thường than phiền về các y bác sĩ. Những lời chỉ trích phổ biến nhất không phải là về thẩm quyền, trình độ chuyên môn của các bác sĩ. Mà chủ yếu đến từ việc những người trong ngành y không biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của người bệnh và tư vấn thiếu nhiệt tình cho bệnh nhân.

Trên đây là những kỹ năng giao tiếp tối thiểu mà mỗi y bác sỹ đều nên có được. Hi vọng qua bài viết này các bạn nhất là trong đội ngũ ngành y có thêm kinh nghiệm trong việc ứng xử giao tiếp với bệnh nhân để góp phần xây dựng môi trường y tế gần gũi thân thiện.

0