Kỹ năng mềm là gì ?
, có thể khi bạn nghe thuật ngữ này sẽ rất quen bởi bạn đã từng được nghe ở đâu đó quanh cuộc sống của bạn nhất là khi bạn đi phỏng vấn ứng tuyển một vị trí nào đó hay là ngay trong cuộc sống hàng ngày ,tuy nhiên có thể bạn chưa hiểu rõ về nó hoặc còn quá mông lung. Vậy kĩ năng ...
, có thể khi bạn nghe thuật ngữ này sẽ rất quen bởi bạn đã từng được nghe ở đâu đó quanh cuộc sống của bạn nhất là khi bạn đi phỏng vấn ứng tuyển một vị trí nào đó hay là ngay trong cuộc sống hàng ngày ,tuy nhiên có thể bạn chưa hiểu rõ về nó hoặc còn quá mông lung. Vậy kĩ năng mềm là gì, bài viết này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn kĩ năng mềm là gì, tầm quan trọng của kỹ năng mềm và học kĩ năng mềm ở đâu.
I. Kỹ năng mềm là gì?
Theo Wikipedia : Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị .Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Trên thực tế : Kỹ năng mềm chỉ các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống quyết định đến sức mạnh của một nhà lãnh đạo, một nhà thương thuyết…
Các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo, , kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng vượt qua khủng khoảng, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng cân bằng cuộc sống…
II. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít được giới sinh viên và phụ huynh nhắc đến. Bạn là một người đang có rất nhiều dự định và kế hoạch cho tương lai của chính bản thân mình và người thân, kỹ năng mềm có thực sự quan trọng đối với bạn ? Bạn có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành công? Bạn có biết chỉ 30% người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống? Tại sao thanh niên Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị (theo Wikipedia). Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc (theo BWPortal).
III. 7 kỹ năng mềm cơ bản
1. Có thái độ của một người chiến thắng
Người phương tây có câu “Ly nước còn đầy một nửa, chứ không phải đã vơi đi một nửa” (Glass is half full, not half empty). Câu thành ngữ trên muốn nói đến việc bạn nên suy nghĩ theo chiều hướng lạc quan tích cực, thay vì tiêu cực. Trong công việc cũng vậy, khi bạn làm mọi việc với đam mê và vui vẻ thực sự, mọi khó khăn sẽ chỉ làm cho thành công của bạn thêm ý nghĩa.
2. Hãy trở thành thành viên của một nhóm
Tùy từng tính chất công việc, bạn nên phát huy những phong cách làm việc riêng như tính độc lập và tính tập thể. Đặc biệt là những công việc nhóm, chúng đòi hỏi bạn phải có tương tác cùng nhóm và sử dụng nhiều kỹ năng cùng một lúc để làm việc, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng kiềm chế nóng giận, kỹ năng chuyên môn… Nếu khả năng làm việc nhóm của bạn tốt, bạn sẽ là yếu tố quan trọng làm lan truyền tính tập thể cho đồng đội và làm nhóm làm việc hiệu quả hơn. Mọi nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng làm việc nhóm cao.
3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng mềm thì kỹ năng giao tiếp cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết giúp bạn truyền đạt kiến thức, ý tưởng sáng tạo, ý kiến của mình cho những người khác biết. Nhờ có giao tiếp mà bạn có cơ hội để thể hiện tài năng, sự sáng tạo và đóng góp của mình qua chữ viết, lời nói, hình ảnh, âm thanh. Và trong cuộc sống hiện đại, các thiết bị hỗ trợ giao tiếp là những vật cần thiết mà bạn cần làm chủ để làm tăng sức mạnh giao tiếp của mình như Internet, điện thoại di động.
4. Nâng cao tự tin
Tự tin không phải là tính cách bẩm sinh. Tự tin hình thành trong môi trường sống của mỗi cá nhân. Tính tự tin cần được hình thành từ sớm để tăng khả năng thể hiện bản thân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như kết bạn, tìm bạn đời, tìm công việc tốt và mở rộng các mối quan hệ. Trong công việc, tự tin còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên, giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và thậm chí là thăng tiến trong sự nghiệp.
5. Rèn luyện tính sáng tạo
Sự sáng tạo là sức mạnh để bạn khẳng định tài năng của mình. Có rất nhiều ngành nghề làm việc yêu cầu sự sáng tạo của bạn, không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong cả cách giải quyết vấn đề của bất kỳ nghề nghiệp nào. Ví dụ, người sáng tạo trong ngành kỹ thuật sẽ biết cách đối phó với một vấn đề kỹ thuật bằng cách khắc phục lỗi đó nhanh, trong khi đó người nghệ sĩ sẽ thể hiện sự sáng tạo bằng việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mới lạ. Nếu bạn thể hiện được tài sáng tạo của mình ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, bạn đều có cơ hội để ghi dấu ấn của mình với những tài năng đó.
6. Chấp nhận và học hỏi từ sai lầm
Đứng lên và học hỏi từ sai lầm là điều vô cùng cần thiết mà hầu như ai cũng nên tạo dựng được kĩ năng mềm này.Người có kỹ năng mềm xuất sắc là người có khả năng suy nghĩ thận trọng và hành động đúng đắn khiến người khác phải nể phục. Đồng thời, họ cũng là người không bảo thủ. Họ thường được rèn luyện trong một môi trường làm việc khắc nghiệt và phức tạp. Môi trường đó sẽ giúp họ biết chấp nhận hoàn cảnh, khắc phục khó khăn và điều chỉnh mình từ những khó khăn hay sai lầm mà họ mắc phải. Kiên trì, biết kiềm chế, kiên quyết, bình thản và lạc quan cũng là những kỹ năng mềm đáng quý được hình thành từ thái độ biết chịu đựng và học tập sai lầm của họ.
7. Không ngừng học tập từ những người thành công
Ngoài các kỹ năng mềm quan trọng bên trên, để thành công bạn cần hình thành tinh thần không ngừng phấn đấu và cầu tiến. Sự tự mãn có thể khiến bạn nhanh chóng bị thụt lùi và sống trong ảo tưởng của sự thành công và hạnh phúc. Dù bạn đã thành công ở mức nhất định, bạn cũng nên nhìn lên phía trên để thấy rằng còn rất nhiều người hơn mình. Nếu người khác khen bạn, hãy cảm ơn họ và coi đó là động lực để phấn đấu. Thực tế cũng cho thấy, người thành công luôn đánh giá chính xác những thành quả của họ. Họ không coi rẻ mồ hôi công sức của họ, và họ cũng không thổi phồng quá trình đạt được thành công của họ một cách dễ dàng. Sự đánh giá đúng mức các yếu tố giúp họ giải quyết khó khăn nhanh và tận dụng cơ hội tốt để thành công trong cuộc sống.
IV. Học kỹ năng mềm ở đâu.
Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: Cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.Tuy nhiên bạn cũng có thể củng cố hoặc học hỏi thêm kinh nghiệm kỹ năng mềm cho mình tại các trung tâm đào tạo hiện nay.