Những giá trị nhân bản cao đẹp của Bài ca chàng Đăm Săn
Đăm Săn là một nhân vật anh hùng ca, là con người của sự hoàn thiện, hoàn mĩ. Phẩm giá đó thể hiện ở tất cả các mặt - sức mạnh cũng như tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình - đều tương xứng với địa vị hiếm quý của một tù trưởng giàu mạnh. Thời gian của anh hùng ca là "quá khứ tuyệt ...
Đăm Săn là một nhân vật anh hùng ca, là con người của sự hoàn thiện, hoàn mĩ. Phẩm giá đó thể hiện ở tất cả các mặt - sức mạnh cũng như tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình - đều tương xứng với địa vị hiếm quý của một tù trưởng giàu mạnh.
Thời gian của anh hùng ca là "quá khứ tuyệt đối” (Goethe). Một quá khứ tách biệt với thời gian hiện tại (của người kể và người nghe anh hùng ca). Một quá khứ dường như bất cập đối với họ thuộc một bình diện khác với bình diện cuộc sống hiện tại của họ. Thời gian trong "Bài ca chàng Đăm Săn ” mang tính chu trình khép kín. Bài ca mở đầu bằng hai chị em Hơ Nhị, Hơ Bhị đi hỏi và cưới Đăm Săn và kết thúc cũng bằng việc hai chị em đi hỏi và cưới cháu Đăm Săn (cũng chính là Đăm Săn đầu thai làm con trai của chị mình). Bố cục này đồng thời khẳng định tính chất vĩnh cửucủa tập tục “nối dây”. Tuy nhiên, đây là sự vĩnh cửu “hạn chế”.
Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là một con người "hoàn tất ” (với ý nghĩa, ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất, tuyệt đối) và "toàn vẹn ”, với ý nghĩa như đã được nhà bác học Liên Xô Bakhtin nêu lên “giữa bản chất thật của nó và sự hiểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may sự khác hiệt”, “quan điểm của nó về bản thân nó trùng hợp hoàn toàn với quan điểm của những người khác vềnó ”...
Đăm Săn có sức mạnh phi thường. Đăm Săn tài giỏi trong hoạt động “anh hùng quân sự” (đánh thắng Mtao Crứ, Mtao Mxây, những tù trưởng gian hùng), cũng như trong hoạt động “anh hùng văn hóa” (dạy cho dân làng làm rẫy đốn cây...), ngay trong trò chơi, Đăm Săn cũng xuất sắc hơn người (trò đẩy nhau trên thanh gỗ ở chương hai). Đăm Săn lại đẹp - từ trang phục đến dáng điệu, từ thân hình đến tướng mạo - ngoại hình của Đăm Săn là hiện thân của sự hoàn mĩ.
Lòng dũng cảm - phẩm chất đạo đức cốt yếu nhất của người anh hùng trong anh hùng ca - ở Đăm Săn có tính chất tuyệt đối. “Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòngmẹ” (tr.65). Và trong suốt cuộc đời của nhân vật, phẩm chất hùng dũng bộc lộ trong mọi tình thế: dẫu là lùng bắt voi dữ (ch.2) hay đốn chặt cây thần (ch.5), dẫu là giao tranh với kẻ địch gian hùng hay sấn sổ tấn công Trời. Và đến tình tiết cuối cùng - chuyến đi bắt Nữ thần Mặt Tròi - phẩm chất này bộc lộ mạnh mẽ và sáng ngời hơn bao giờ hết. Trong những tình tiết trước, Đăm Săn lao vào hành động không có ý thức về sự hiểm nghèo của tình thế. Lần này Đam Pắc Quâyđã chí tình can ngăn Đăm Săn: bao chông bẫy hùm beo trên đường đicái chết là cầm chắc... bao tù trưởng khoẻ mạnh và cương quyết đã chết chỗ ấy... Nhưng Đăm Săn vẫn quyết tâm "đi tới nơi mình muốn”.Đến lúc bị Nữ thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn lên ngựa và trở về làng cũ, bất chấp sự ngăn giữ của Nữ thần: “Tôi khôngcần chết hay sống. Tôi muốn đi ngay” (tr.82). Sau đó chúng ta biết cái chết của người anh hùng. Lòng dũng cảm của Đăm Săn là một phẩm chất tuyệt đối.
“Giữa bản chất thật” của Đăm Săn “là sự biểu hiện bên ngoài của nó không cố mảy may sự khác biệt”. Đây là bằng chứng của đức tính ngay thẳng mà sự biểu hiện trong hành vị nhân vật càng phổ biến thì tính cách anh hùng ca của nó càng hồn nhiên, trong sáng. Đăm Săn ngay thẳng trong mọi tình huống, ngay cả khi người đọc hiện đại không khỏi ngạc nhiên - lẽ ra nên che đậy ý nghĩ thật của mình (chẳng hạn khi từ biệt Hơ Nhị) để đi bắt Nữ thần Mặt Trời. Đăm Săn ngay thẳng trong mọi quan hệ với nhưng con người trần thế cũng như đối với thần linh. Mặc dầu không có những phép thần thông và năng lực mầu nhiệm, bằng sự ngay thẳng của mình, Đăm Săn - về mặt nhân cách - sánh ngang với Trời và Nữ thần Mặt Trời. Ngay đối với kẻ thù Đăm Săn không muốn dùng thủ đoạn tầm thường: “tao không thèm đấu mày trước lúc mày xuống” (xem trang 46,60).
Mtao Mxây - địch thủ của Đăm Săn - cũng là tù trưởng giàu mạnh, võ thuật không kém phần cao cường, tướng mạo không kém phần oai hùng (lông chân dày..., lông mày sắc..., con mắt sáng ngời). Nhưng nhân cách của y thấp hẳn so với người anh hùng của bài ca. Đăm Săn công khai đi bắt Nữ thần Mặt Trời, còn Mtao Mxây phải dùng mẹo lừa (giả vờ bỏ quên gươm) để bắt cô Hơ Nhị. Trong toàn bộ hành vi của Đăm Săn không hề có dụng ý gian xảo lừa lọc.
“Quan điểm ” của Đăm Săn “về bản thân nó trùnghợp hoàn toàn với quan điểm của những người khác về nó”. Đăm Săn hoàn toàn có ý thức về những phẩm giá chân chính và uy tín rộng lớn của mình.
“Khắp nơi, từ người Ê-đê vùng sông lớn, đến người Mơ-nông vùng hạ lưu, từ tây sang đông, kẻ nào cả gan dám nói Đăm Săn này không phải là một tù trưởng đầu mang khăn kép vai mangtúi da? ”(tr.78). Và khắp nơi mãi tận cùng xa xôi “giữa đông và tây”, ai ai cũng biết và nhìn nhận danh tiếng của Đăm Săn. “Và người ta bàn tán không cùng, bàn rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng oanh liệt, dũng cảm hùng cường... ” (tr.65). "... Đến thần linh cũng đều biết tiếng Đăm Săn. Núi rừng cũng đều biết tiếng... ” (tr.52). Phù hợp với kết cấu hình tượng nhân vật anh hùng ca, tiếng tăm của Đăm Săn là một bộ phận cốt yếu của hình tượng nhân vật. Trong “Bài ca” sự thống nhất giữa người anh hùng và cộng đồng - một nét không thể thiếu được ở nhân vật anh hùng ca - chẳng những được biểu hiện qua sự miêu tả những hành động và chiến công tập thể (dẫu là đi đánh giặc hay là đi làm rẫy, Đăm Săn hô hào là mọi người hưởng ứng, đốn cây Thần, Đăm Săn cùng làm với tôi tớ, cùng “uống rượu ăn thịt” với họ...) mà còn được khẳng định một cách tuyệt đối ở dư luận quần chúng: mọi người đều một lòng và hết lời ca ngợi Đăm Săn.
Trong tác phẩm, mô tip tiếng chiêng cứ lắp đi lắp lại, xuyên suốt bài ca. Điều này không chỉ phản ánh một đặc điểm sinh hoạt dân tộc. Nó còn có một chức năng nghệ thuật độc đáo. Tiếng tăm của người anh hùng vang lừng khắp nơi cùng với tiếng chiêng “...Đánh những chiêng kêu vang khắp xứ! Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà lên tận trời!... cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng cuả Hơ Nhị vàĐăm Săn Cùng với tiếng chiêng, thanh thế và danh tiếng của Đăm Săn vang dội núi sông, tràn ngập đất trời, hình tượng của người anh hùng rộng lớn đến khôn cùng.
Đăm Săn còn là một nhân cách toàn vẹn vì cương vị tù trưởng, ở đó không chỉ là “vai trò xã hội ”, chưa tách ra thành “con người bên ngòai ” mà hoạt động tù trưởng của nó phát huy toàn bộ nhân cách của nó. Ngay trong việc đi bắt Nữ thần Mặt trời - trong tiềm thức là sự thực hiện ước mơ, 'người đẹp ” của người đàn ông - Đăm Săn cũng hành động với danh nghĩa tù trưởng, Đăm Săn không chỉ nhân danh tù trưởng để trị vì, để ra lệnh và sai bảo, Đâm Săn cùng đốn cây làm rẫy với dân làng, tự tay mình sửa chòi, làm nhà cửa... Đăm Săn không phải là dân làng, Đăm Săn không phải là người thủ lĩnh chỉ biết hô hào. Giáp công kẻ thù, khi các tù trưởng khác chùn bước, Đăm Săn là người xông lên trước tiên phá rào.
Bố cục và kết thúc tác phẩm khẳng định cảm hứng phục tùng và phù hợp với tập tục "nối dây”. Nhưng xét sự vận động của toàn bộ nội dung "Bài ca” thì trong tác phẩm còn có một cảm hứng khác quan trọng hơn: cảm hứng “hoạt động có tính tự do”.
Những nhân vật đại diện cho loại cảm hứng thứ nhất là Trời và Hơ Nhị (có thể bỏ qua nhân vật Bhị thực ra chỉ là cái bóng của chị). Trời là người phù trợ tập tục “nối dây”. Bốn lần trời xuất hiện trong tác phẩm đều có liên quan đến sự thi hành tập tục (mách cho Hơ Nhị trực tiếp đến nhà Đăm Săn đi hỏi, ép Đăm Săn nghiêm chỉnh phục tùng tập tục, cứu nguy cho Đăm Săn, người chồng “nối dây” của Hơ Nhị, cứu sống cho Hơ Nhị, người vợ của Đăm Săn theo tập tục), thì cả hai lần đều hăm hở nhân danh tập tục đi hỏi chồng. Đặc biệt sự cam kết “nối dây” được Hơ Nhị chọn một người khác, ngoài người phải lấy mình theo tập tục (trong khi ấy Đăm Săn một mực không chịu theo tập tục vì so sánh, thấy người yêu của mình đẹp hơn Hơ Nhị). Hình tượng của hai nhân vật hiện thân cho cảm hứng phục tùng và phù trợ tập tục đã được miêu tả như thế nào? Trời xuất hiện trong tác phẩm không có bóng dáng, hình hài rõ rệt, với ba chi tiết sơ sài (chống gậy hèo, cầm ống điếu...), lời nói nghèo nàn. Trong khi ấy Nữ thần Mặt Trời, một nhân vật thần linh khác, lại được miêu tả huy hoàng, lộng lẫy, cử chi và lời nói hết mực cao sang. Nữ thần Mặt Trời xuất hiện và hình ảnh của Trời hoàn toàn bị lu mờ. Hơ Nhị trước sau cũng là vợ của Đăm Săn, do đó, không thể không có nhan sắc tương xứng. Tuy nhiên Hơ Nhị không phải là người đẹp nhất (và trong anh hùng ca như chúng ta biết, chỉ những phẩm giá tuyệt đối mới có ý nghĩa hệ trọng). Ngoài ra hình tượng của Hơ Nhị có những vệt hoen ố. Trên đường đi hỏi chồng, Hơ Nhị lăng nhăng với gã bán chiêng. Hơ Nhị còn bị dân làng Đăm Săn chế nhạo, chê cười, “như một con tồi tàn ”! Hai chi tiết này đã hạ thấp hẳn nhân vật Hơ Nhị, mặc dù nhan sắc của Hơ Nhị được tô vẽ một cách "hợp chuẩn”.Tóm lại, hình tượng của hai nhân vật Trời - Hơ Nhị chẳng tương xứng với chức năng “hệ- trọng” của họ là bảo vệ tập tục cổ truyền thiêng liêng. Trong tác phẩm, nhân vật Đăm Săn cũng vẫn phải tuân theo tập tục “nối dây”. Nhưng cảm hứng sôi liệt của nhân vật này chính lại là ở tinh thần chống đối tập tục, Đăm Săn phục tùng tập tục là do "sự can thiệp” của Trời. Còn phần phản kháng của Đăm Săn lại bắt nguồn từ một tình cảm hết sức thực tại và “trần gian”: Hơbia, người yêu của Đăm Săn trẻ hơn và đẹp hơn Hơ Nhị nhiều.
Trong bài ca, Đăm Săn là sự hiện thân của cảm hứng “hoạt động có tính tự do” (với tên gọi ước lệ này, chúng tôi muốn nói đến loại hoạt động chủ động, ởngoài sự chi phối của tập tạc và những quyền uy siêu hình khác, nảy sinh từ ý muốn thực tại của con người từ nhu cầu thực hiện và phát triển nhân cách một cách hợp luật). Chính cảm hứng hoạt động này bộc lộ ở Đăm Săn một nhân cách toàn vẹn và hết sức phong phú: Đăm Săn vừa là "anh hùng quân sự” vừa là “anh hùng văn hoá", là một người tình thắm thiết và một người chồng tình nghĩa, là một tù trưởng giỏi giang, đồng thời, là một người lao động cần mẫn, một người chỉ huy có uy tín và một chiến sĩ gan dạ... Cũng chính cảm hứng hoạt động này bộc lộ ở Đăm Săn những phẩm chất làm người cao quýnhất: khí phách anh hùng, ý thức nghĩa vụ, tinh thần cộng đồng, lòng dũng cảm, tính ngay thẳng... Các giá trị nhân đạo cơ bản của “Bài ca ” đều bắt nguồn từ cảm hứng này: Trong tác phẩm, tập tục "nối dây" không chỉ là luật tối cao được Trời phù trợ, nó còn là một áp lực mù quáng đè nến cá tính con người. Đối lập với sức mạnh mù quáng này là sức bật của cá tính tự do tạo nên những chiến công và hành trang hiển hách, trong tác phẩm được miêu tả thành những cảnh hào hùng, sôi động khí thế chiến đấu; giao tranh với kẻ thù, chặt đốn “cây Thần ”, tấn công Trời, giáp mặt Nữ thần Mặt trời... Sức bật của cá tính tự do được kết tinh ở ý chí nhất quán và mãnh liệt của Đăm Săn : “Tôi sẽ đi tới nơi tôi muốn”.Câu nói này vang lên như một niềm tự hào của con người, như một lời thách thức với thần quyền, với “những kẻ thù bốn chân và hai chân” với tất cả những gì gâytrở ngại cho con người trên đường tự giải phóng. Không thểhiểu câu nói như lời tuyên ngôn của ý chí riêng của nhân vật. Cái “tôi” của Đăm Săn đồng nhất với cái “ta” của cộng đồng thị tộc. Chính đây là ngọn nguồn của sức mạnh phi thường và tài năng lỗi lạc, của nhân cách phong phú và khí phách anh hùng, của lòng nhân ái và ý chí kiên cường của Đăm Săn - người anh hùng cổ đại của dân tộc Eđê.
Về mặt nội dung tư tưởng, "Bài ca chàng Đăm Săn ” cũng có những nét loại hình chung với anh hùng ca Việt mà hai chủ đề nổi bật như đã được nhà nghiên cứu văn học dân gian Cao Huy Đỉnh xác định là: "Chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hoá và chiến đấu chốngngoại xâm, để bảo vệ bộ tộc và địa vực cư trú
Phải chăng tư tưởng về sức bật của cá tính tự do chọi lại áp lực, mù quáng của tập tục là nét độc đáo quý giá của các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời cũng là những giá trị tinh thần không thể thiếu được trong nhân cách con người mới Việt Nam. Văn hoá nhân bản các dân tộc chịu ảnh hưởng văn minh Hi-La không thể thiếu được I-li-át, Ô-đi-xê, văn hoá nhân bản Việt Nam không thể thiếu được "Bài ca chàng Đăm Săn”