31/05/2017, 12:22

Kể về quê hương em.

Nhắc đến Nam Định không ai không nghĩ đến Hội đền Trần. Người đông như kiến, chen nhau để thắp một nén nhang hay xem một que bói để cầu thân, để xin lộc. Những bài hát văn, những đêm rước thần, rước thánh huyền ảo mà mãi đến khi lớn tớ mới được tham gia Tại sao không nói về cái quê hương ...

Nhắc đến Nam Định không ai không nghĩ đến Hội đền Trần. Người đông như kiến, chen nhau để thắp một nén nhang hay xem một que bói để cầu thân, để xin lộc. Những bài hát văn, những đêm rước thần, rước thánh huyền ảo mà mãi đến khi lớn tớ mới được tham gia

Tại sao không nói về cái quê hương của mình cơ chứ. Quê tớ là cái thành phốNam Định bé tí tẹo, nằm cách thủ đô cả trăm cây số. Từ nhỏ đến giờ, đã bao giờ tớ xa lâu cái thành phố bé tẹo này đâu ngoài mấy lần đi Hà Nội chơi.

Cái thành phố Nam Định nhỏ nhoi nằm bên cạnh sông Hồng, mùa hè nước sông không cao lắm nhưng cũng đủ trong mát cho thuyền bè chạy và đánh cá. Quê tớ ngày xưa nghèo lắm (hay đơn giản là vì cái khu nhà tập thể năm tầng nơi gia đình tớ trú ngụ ngày ấy nghèo). Cái chợ con ở cuối đường Trần Đăng Ninh bé tí tẹo mà cũng trong tâm trí tôi cứ thấy cơ man nào là hàng hoá. Trẻ con ở khu tập thể của tớ hay chạy ra chợ để xem những món hàng mới tinh mà đứa nàocũng ao ước được có nó một lần. Biết bao nhiêu gia đình ởcái khu tập thể ấy đã gắn bó mỗi khi tớ nghĩ đến "quê hương".

Cái sân ga Nam Định có từ cái đời nảo đời nào mà tớ cũng chẳng biết nhỉ, ngày nhỏ tí thấy nó cũng rộng rãi lắm mà sao bây giờ bé nhỏ ngột ngạt. Ngày bé xíu mẹ tớ phải đi buôn chè tàu tận Yên Bái nên những lần đưa mẹ ra ga rồi cùng mẹ đợi tàu là những lần mà tớ nhớ nhất cái ga vắng người (tàu đêm mà), mẹ mua cho tớ cái bánh mì nóng hổi, tớ nhai ngấu nghiến như chưa bao giờ được ăn cả. Hì, nghĩ lại mà vẫn thèm cái bành mì ngày ấy.Thế mà cái Ga thành phốNam Định bây giờ khác xưa quá.... ai cũng tấp nập, vội vàng, chen lấn xô đẩy.

Từ ngày xây cái cầu Đò Quan bắc ngang sông Hồng, bỏ cái cầu Treo cũ từ thời Pháp thuộc, cả cái thành phố như chuyển mình với một diện mạo mới hơn. Nó đông hơn, ấy là lúc tớ nhận ra thế khi bắt đầu biết tự đạp xe đi học.Cả những năm cuối cấp một cùng bạn bè ra cầu chơi, cái cầu cao lắm so với một đứa trẻ, tớ chỉ biết đứng hóng gió, cùng mấy thằng bạn gấp máy bay giấy rồi phi xuống sông, nhìn cái máy bay mình bay xa quá, lượn đẹp quá mà khoái trá cười ầm.

. Khói hương cay sè cả mắt nhưng cũng thèm lấy cho mình một nén nhang lộc để về nhà thắp cầu may. Hội vui quá, tớ khoái nhất là xem các di vật từ thời xưa, lần nào đến cũng xăm xoi như thể chưa được xem bao giờ: cái khúc gỗ dài dài cỏ sắt bịt đầu kia nghe đâu là cái cọc trọng trận Bạch Đăng lịch sử, rồi cả những lưỡi giáo hoen rỉ, những cái sa bàn về những trận chiến, rồi những tượng vua Trần, các ông thần ông thánh,cả cái tháp PhổMinh cao cao kia nữa chứ…. bao nhiêu là lịch sử trong đó (saunày đi đâu, có lẽ đây là thứ tớ tự hào và khoe nhiều nhất).

Hội đền Trần vẫn là văn hoá, cả Hội chợ Viềng đầu năm, hay hội Phù Giày nữa, cũng hàm chứa cả một giá trị lịch sử. May mắn cho tớ là còn được ởquê để tham dự hết những lễ hội này. Nó vui vẻ, nói chung là thuần khiết, dù cũng không khỏi ảnh hưởng của những gì mà hiện tại mang lại cho nó. Hội chợ Viềng đầu năm là hội chợ đặc biệt mà chỉ ởNam Định mới có thôi nhé. Người đến chợ chẳng mua những gì cao quý, mà chỉ là những món đồ cũ, đồ cổ,những cái lưỡi cuốc lưỡi xẻng, hay đơn thuần là một giống cây nào đó để cầu may cho cả năm và câu thuận lợi cho công việc đồng áng. Vui thật, những món hàng năm nào cũng thấy mà có chán mắt đâu, nó cũng là văn hoá. Đến hội chẳng ai không thể quên mặt hàng được bán nhiều nhất, đó là thịt bò. Ở đây chẳng đơn thuần là thịt, nó là truyền thống đấy. Nếu các câu hỏi tại sao, tớ trả lời ngay nhé: cũng là phong tục từ xa xưa, mua để cầu may.

     Ai mà chẳng có quê, chẳng nhớ một chút gì đó về quê, tớ kể để mọi người hiểu thêm vềthành phốNam Định, văn hoá đó mà cũng đời thường đó. Tớ chưa đi xa, chưa xa quê nhưng có lẽ sau này nếu có, tớ cũng nhớ quê tớ lắm.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0