Những cô gái Trường Sơn trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở sự am hiểu cặn kẽ cuộc sống cùng với tâm lí, tình cảm và suy nghĩ của những con người trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn. “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh. Tiếng hát ai vang động cây rừng. Phải chăng em cô gái mở đường. Không thấy ...
Cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở sự am hiểu cặn kẽ cuộc sống cùng với tâm lí, tình cảm và suy nghĩ của những con người trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn.
“Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh. Tiếng hát ai vang động cây rừng. Phải chăng em cô gái mở đường. Không thấy mặt người chỉ nghetiếng hát. Ơi những cô gái đang ngày đêm mở đường, hỏi em bao nhiêu tuổi màsức em phi thường”. Không hiểu sao lời hát trên cứ ngân vang mãi trong tôi sau khi tôi đọc xong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hình như tất cả những cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ đều có những điểm chung: hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu và luôn lạc quan trước tương lai. Song với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê vần góp được một tiếng nói riêng, tiếng nói của một thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, viết truyện vào giữa lúc chiến trường vẫn đang đùng đoàng tiếng súng.
Truyện được trần thuật qua lời nhân vật chính: cô Phương Đình - một thanh niên xung phong rất trẻ, nhiều mơ mộng, có tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Cách lựa chọn vai kể ở ngôi thứ nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đểbiểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc, ấn tượng, hồi tưởng của nhân vật nhằm làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của những cô thanh niên xung phong thử thách khốc liệt của chiến tranh.
Họ gồm ba cô gái tuổi đời còn rất trẻ làm thành tổtrinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom. Đo khối lượng đất đá phải lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Nói vắn tắt là như vậy nhưng thực chất đó là công việc hết sức nguy hiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bayđịch có thểập đến bất cứ lúc nào. Ngay cả nơi ở - nơi an toàn nhất cũng chẳng có gì làm đảm bảo: “Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, tráng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Một hiện thực khô khốc đầy mùi chiến tranh, nó không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy tử thần luôn rình rập quanh đây. Chưa hết, đó mới chỉ là hiện thực lúc yên tình, còn lúc có bom của địch thì sao: “Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc”. Hiện thực này khốc liệt lắm nhưng lại được viết bằng cái nhìn hóm hỉnh về chiến tranh của một cô gái yêu đời. Vẫn bằng giọng ấy Phương Định kể tiếp: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa, Nhưng nhất định sẽ nổ...”. Và đây là một lần phá bom trong sốrất nhiềulần phá bom của Phương Định: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đặt rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”. Trời ơi, nguy hiểm quá, người đọc cũng như đang nín thở, hụt hơi. Tiếp theo đi nào: “Tôi cẩn thận bó gói thuốc mìn xuống cái hố đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình”... Rồi quả bom nổ: “Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn”. Phương Định đã an toàn sau khi nổ bom nhưng còn đồng đội với những quả bom khác thì sao, chị Thao cũng đã an toàn, “Nhưng chị cứng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sức sống... Chị kéo luôn tay tôi sà xuống mô đất. Vâng một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám”... “Tôi moi đất bế Nho đặt lên đùi mình, máu từ cảnh tay Nho tủa ra, ngấm vào đất”. Hỡi những người bạn trẻ được lớn lên trong hòa bình, bạn có hiểu hết được những gì ẩn sau những câu văn trên hay không. Vâng, tất cả những lời bình bỗng trở nên nghẹn ngào, bất lực. Nhưng bây giờ thi tôi hiểu hơn về câu hỏi tu từ trong bài hát “Cô gái mở đường”: “Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường”.
Qua thực tế chiến đấu, ba cô gái ấy đều có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng độ gắn bó. Nhưng ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng. Chỉ có điều mỗi người thể hiện cái chung đó theo cách riêng của mình. Chị Thảo chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh, nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu. Chị thường lấy lại tinh thần bằng cách thong thả nhai bánh bích quy. Nho ít tuổi hơn, trắng trẻo, nhỏ nhắn, mát mẻ như một que kem trắng, thích tắm suối ngay cả khi khúc suối đang chứa bom nổ chậm và bình thản vô cùng khi cô bị thương: “Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà.Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng; ơ, cái bà này. Sao bà cứ cuống quýt lên vậy”. Ngay cả lúc đau đớn như vậy nhưng gặp mưa đá, Nho vẫn nhổm dậy, môi hé mở: “Nào, mày cho tao mấy viên nữa”. Có lẽ với những người con gái ấy sự sống luôn cao hơn cái chết. Cô gái trẻ nhất Phương Định - là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phốcủa mình. Cô thích ngắm mình trong gương “Nó dài dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng”. Đặc biệt cô mê hát “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”... “Tôi thích nhiều bài...”. Những hình ảnh khó quên nhất của côlại là ở gần cuối tác phẩm khi cô gặp mưa đá trên cao điểm: “Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng”. Quả thực đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại: vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà vẫn hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Những người như họ thật đáng trân trọng biết bao.
Vì sao Lê Minh Khuê lại đặt tên tác phẩm viết về những cô gái Trường Sơn là “Những ngôi sao xa xôi”? Đó không phải là những ngôi sao có thực mà chính là hình ảnh tượng trưng cho nỗi nhớ về một cuộc sống thanh bình của những cô gái hồn nhiên. Đó là mẹ, là cửa sổ, là ngôi sao to trên bầu trời thành phố, là cây, là hoa, là cả những quả bóng sút hay tiếng rao của bà bán xôi... là tất cả. Nhưng tất cả nỗi nhớ ấy giờ đang ở thật xa như những ngôi sao trên bầu trời xa xôi.