Những căn bệnh mùa hè phổ biến ở trẻ mà mẹ cần biết
Mẹ nào có con nhỏ sức đề kháng kém, thường xuyên bị đau ốm do ảnh hưởng thời tiết thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin sau nhé! Độ ẩm trong không khí cao khi mùa hè đến sẽ dễ dàng khiến con bạn mắc bệnh mà nếu không hiểu rõ sẽ dễ nguy hiểm tính mạng. Sau đây Niềm Đam ...
Mẹ nào có con nhỏ sức đề kháng kém, thường xuyên bị đau ốm do ảnh hưởng thời tiết thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin sau nhé! Độ ẩm trong không khí cao khi mùa hè đến sẽ dễ dàng khiến con bạn mắc bệnh mà nếu không hiểu rõ sẽ dễ nguy hiểm tính mạng.
Sau đây Niềm Đam Mê sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn các loại bệnh thường gặp trong mùa hè ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây nên các căn bệnh này để phòng tránh :
1. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ vào mùa hè. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ có dấu hiệu đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân tiêu chảy chủ yếu là do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn phải đồ ôi thiu, nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.
Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho con uống nhiều nước và dung dịch oresol. Để phòng tiêu chảy cho con, mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không tùy tiện ăn đồ bán trên hè phố vì rất dễ nhiễm khuẩn, giữ sạch môi trường sống và hướng dẫn con vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Ngộ độc thực phẩm
Mùa hè cũng là thời điểm thường xuyên xảy ra ngộ độc thực phẩm. Bởi nắng nóng khiến đồ ăn rất dễ bị ôi thiu, mốc hỏng hoặc biến chất. Trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, khi ăn những loại thực phẩm này rất dễ bị ngộ độc. Khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc từ 1 – 3 giờ, trẻ sẽ có những dấu hiệu ngộ độc như: nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Trẻ có thể bị nôn mửa liên tục hoặc một vài lần trong ngày. Trẻ có thể cảm thấy đau bụng dữ dội. Tùy thuộc vào từng trẻ, các triệu chứng điển hình của bệnh như tiêu chảy hoặc nôn mửa sẽ nặng hơn.
Để bảo vệ con khỏi ngộ độc thực phẩm, mẹ cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, luôn giữ vệ sinh khi chế biến và bảo quản. Ngoài ra, mẹ cần tránh cho con ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo.
3. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Do sức đề kháng còn yếu, nên virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thẻ trẻ và gây ra những triệu chứng như sốt, nổi ban ở lòng bàn tay, chân, trong miệng.
Bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác qua hô hấp, nước bọt hoặc phân của bệnh nhi. Nguyên nhân của tay chân miệng là do virus coxsackie A16, một loại virus thuộc enterovirus. Nó cũng có thể được gây ra bởi các enterovirus khác, chẳng hạn enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não hoặc viêm cơ tim dẫn tới tử vong.
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, mẹ cần chú ý dạy con giữ vệ sinh thân thể, luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, vệ sinh nhà cửa và thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga, gối cho con sạch sẽ.
4. Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh do vi khuẩn gây nên. Đây là bệnh khá lành tính, phổ biến ở trẻ 1-9 tuổi và có thể điều trị tại nhà. Khi bị thủy đậu, trẻ sẽ có biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, sau đó sốt cao và nổi nốt khắp người. Bệnh thường kéo dài 4-5 ngày và có thể lây từ người này sang người khác.
Để phòng thủy đậu cho con, mẹ có thể đưa con đi tiêm phòng vắc xin thủy đậu khi được 12 tháng tuổi. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân để tránh lây bệnh.
5. Sốt xuất huyết
Sốt xuất hiện là căn bệnh do virus gây ra, đường truyền bệnh chủ yếu do muỗi đốt. Đây là căn bệnh nguy hiểm và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường xảy ra vào đầu hè, khi muỗi ồ ạt xuất hiện.
Trẻ bị sốt xuất huyết có những biểu hiện như: sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trong một thời gian dài. Trẻ ho, sổ mũi. Trẻ có thể bị đau bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ có triệu chứng bị xuất huyết đường tiêu hoá: Nôn và đi tiêu ra máu, lạnh tay chân, đau bụng và trụy tuần hoàn.
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, phụ huynh cần cho con uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, hãy cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt. Nếu trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng như đau bụng, chảy máu mũi… bạn cần đưa trẻ đi viện ngay lập tức.
Sốt xuất huyết có thể dẫn tới tử vong ở trẻ, do đó cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh cho con. Chú ý vệ sinh môi trường sạch sẽ, đổ nước thừa ở những nơi tù đọng như chum, vại, xô, chậu. Thả cá vào những nơi có chứa nước trong nhà để diệu muỗi ấu trùng. Lau và thay nước thường xuyên. Luôn nhớ gài màn cẩn thận cho con trước khi đi ngủ để tránh muỗi. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc xịt muỗi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
6. Viêm màng não
Viêm màng não là căn bệnh do nhiều loại virus gây nên như Arbovirus, virus trong ruột, virus varicella và virus gây bệnh quai bị. Khi bị viêm màng não, trẻ có những triệu chứng như sốt, cảm giác chóng mặt, đau họng, đau bụng, hắt hơi, chảy nước mũi, nhức đầu, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhi bị hôn mê. Trong một số trường hợp, trẻ bị sốt đột ngột, co giật, chân tay tê liệt. Viêm màng não cấp tính thường kéo dài 1-3 tuần. Tuy nhiên, khả năng hồi phục thường rất chậm.
Viêm màng não là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và để lại hậu quả lớn. Do đó, để phòng tránh cho con, mẹ cần cho con nằm màn chống muỗi, mặc quần áo dài tay cho trẻ. Để phòng viêm não Nhật Bản, cần cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin khi đủ tuổi.
Hãy cố gắng giữ môi trường tại nơi bạn sinh sống sạch sẽ, vệ sinh cá nhân cho trẻ thật kĩ lưỡng, thức ăn, nước uống hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, đối với một số bệnh có thể tiêm phòng để tránh thì bố mẹ cần chú ý lịch tiêm phòng, tránh xa các nơi có dịch bệnh để không bị lây nhiễm.
Hi vọng những thông tin mà Niềm Đam Mê chia sẻ có thể giúp bạn chăm sóc sức khoẻ của trẻ tốt hơn trong mùa nắng nóng. Đừng quên truy cập chuyên mục Cách nuôi dạy trẻ để được cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình bạn nhé!