Cây nguyệt quế là gì?
Là cây cảnh được ưa chuộng với vẻ đẹp mộc mạc giản dị cùng mùi hương thơm dễ chịu, là biểu tượng của sự chiến thắng và tài lộc, cây nguyệt quế luôn được ưa thích và trồng làm cảnh trong nhà. Không những thế mà còn là một cây thuốc quý dùng để chữa bệnh trong đông y. Ngay sau đây, ...
Là cây cảnh được ưa chuộng với vẻ đẹp mộc mạc giản dị cùng mùi hương thơm dễ chịu, là biểu tượng của sự chiến thắng và tài lộc, cây nguyệt quế luôn được ưa thích và trồng làm cảnh trong nhà. Không những thế mà còn là một cây thuốc quý dùng để chữa bệnh trong đông y. Ngay sau đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây này.
Nội Dung Chính Gồm:
Cây nguyệt quế là gì?
Tên khoa học là Laurus nobilis L., thuộc họ Long não (Lauraceae).
Mô tả
Là một loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn, cao 9-15m, thân thẳng, vỏ nhẵn. Lá nguyệt quế dài khoảng 6-12cm, rộng 2-4cm, dai, xoan ngọn giáo. Lá có mùi thơm, phiến lá bầu dục thuôn, dày, cứng, không lông, cuống lá dài 5-15mm.
Hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau, hoa có màu trắng lục nhạt, mọc thành các cặp cạnh kẽ lá. Quả mọng, nhỏ, màu đen, đài khoảng 1cm, bên trong chứa 1 hạt.
Phân bố và thu hái
Cây có nguồn gốc ở Đông Âu, vùng Địa Trung Hải. Ở nước ta, cây được trông ở một số nơi ở khu vực miền Nam.
Thu hái lá vào tháng 6-7 và quả vào tháng 8-9.
Thành phần hóa học
Trong hạt có chứa 30% tinh dầu. Lá cũng có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là pinen, geraniol, cineol. Cánh hoa chứa một glycoside gọi là Murrayin, khi có mặt của các axit pha loãng và đun sôi, nó sẽ phân tách ra thành Murrayetine và glucose.
Khi phơi khô, cánh hoa có chất glucoside scopolin, marrayin được coi như có tính chất kích thích và làm săn da.
Theo đông y, nguyệt quế có vị cay, đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tiêu viêm, gây tê, trị các chứng phong thấp, đau xương khớp, tiêu chảy, kiết lỵ và trị các vết côn trùng cắn.
Tác dụng của cây nguyệt quế
1. Tốt cho tiêu hóa: Do có tính hơi ấm, dùng lá nguyệt quế trong nấu ăn hoặc xoa tinh dầu nguyệt quế lên vùng bụng để làm tăng tiết mật, men và dịch tiêu hóa.
2. Tốt cho hô hấp: Dùng lá nguyệt quế khô, tươi hoặc tinh dầu nguyệt quế để xông hơi giúp làm sạch chất nhầy trong phổi, kích thích đường hô hấp. Đặc biệt tốt cho người bị dị ứng hoặc hen suyễn.
3. Tốt cho tim mạch: Axit caffeic có trong lá nguyệt quế có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu trong máu, tăng cường thành mạch bảo vệ tim.
4. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu cho thấy 3g lá nguyệt quế được tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ glucose. Hoạt chất có trong lá có khả năng điều trị bệnh tiểu đường typ 2.
5. Giảm stress: Khi đốt lá nguyệt quế từ từ cho mùi hương tỏa trong phòng, sẽ tạo cảm giác thư giãn, loại bỏ sự mệt mỏi và khiến tinh thần phấn chấn, tỉnh táo hơn.
6. Viêm đường tiết niệu: Một cốc sữa có pha thêm chút bột nguyệt quế giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
7. Chống viêm: Dùng tinh dầu nguyệt quế xoa lên các khớp xương và bổ sung vào các món ăn sẽ giảm đau và kháng viêm rất tốt.
8. Trị gàu: Khi gội đầu có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội hàng ngày vừa sạch gàu vừa ngăn gàu phát triển.
9. Kích thích mọc tóc: Dùng tinh dầu nguyệt quế trộn với tinh dầu vỏ bưởi hoặc dầu jojoba rồi ủ lên tóc khoảng 15-20 phút. Sau đó, xả sạch tóc với nước.
10. Trị khó tiêu ở dạ dày: Lấy lá nguyệt quế hãm lấy nước uống trong ngày.
11. Điều trị bệnh tiểu đường: Mỗi lần lấy 5g bột nguyệt quế uống với nước sôi để nguội hoặc dùng bột dạng cà ri để nấu ăn.
12. Chữa da bị kích thích: Dùng lá và quả nguyệt quế tán bột mịn và trộn cùng Vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.
13. Điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư, trị tiêu chảy: Lấy quả nguyệt quế sắc lấy nước uống trong ngày.
14. Chống nhiễm trùng trên vết thương hở: Dùng lá nguyệt quế tán bột rồi đắp lên vết thương hoặc vết đứt vừa giảm đau vừa kháng khuẩn.
15. Chữa ho, cảm lạnh: Xoa tinh dầu nguyệt quế pha với dầu nền massage lên ngực, gan bàn chân. Hoặc nhỏ 5-10 giọt tinh dầu vào bát nước sôi, ngâm miếng vải vào bát và đặt nó lên ngực.
16. Thư giãn: Cho một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào bồn tắm để ngâm mình khoảng 10-15 phút vừa giảm cảm giác mệt mỏi vừa chống cảm lạnh.
17. Giúp ngủ ngon: Nhỏ một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào chiếc khăn và đặt dưới gối ngủ mỗi đêm. Hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng trước khi ngủ 15-20 phút.
Lưu ý
Nên tham khảo ý kiến của thầ y thuốc trước khi áp dụng chữa bệnh.