24/05/2018, 20:47

Nhóm các lý thuyết tác phong (tâm lý xã hội – quan hệ con người).

1920s, 1930s các nước công nghiệp phát triển, đời sống người dân nâng cao, năng suất lao động tăng, giờ lao động giảm xuống dưới 50 giờ/tuần, chính phủ can thiệp mạnh vào các doanh nghiệp, sự phát triển của các nghiệp đoàn lao động của công ...

1920s, 1930s các nước công nghiệp phát triển, đời sống người dân nâng cao, năng suất lao động tăng, giờ lao động giảm xuống dưới 50 giờ/tuần, chính phủ can thiệp mạnh vào các doanh nghiệp, sự phát triển của các nghiệp đoàn lao động của công nhân, lý thuyết quản trị cổ điển không còn phù hợp; từ đó xuất hiện lý tuyết tác phong, lý thuyết nhấn mạnh đến nhu cầu và nguyện vọng các thành viên, mối quan hệ con người.

Tư tưởng quản trị của bà Mary Parker Follet - người Mỹ (1868-1933):

Những tư tưởng quản trị của Follet nhấn mạnh đến các nội dung sau:

a- Nhà quản trị phải quan tâm đến những người lao động trong quá trình giải quyết vấn đề, có nghĩa phải chú ý đến toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm

b- Nhà quản trị phải năng động thay vì áp dụng các nguyên tắc cứng nhắc, trong quá trình giải quyết công việc họ cần phải có sự phối hợp và bà cho rằng sự phối hợp sẽ giữ vai trò quyết định đối với các hoạt động quản trị. Bà đưa ra các cách thức phối hợp sau:

+ Sự phối hợp sẽ được thực hiện hữu hiệu nhất khi nhà quản trị ra quyết định có sự tiếp xúc trực tiếp.

+ Sự phối hợp giữ vai trò rất quan trọng suốt giai đoạn đầu của hoạch định và thực hiện các nhiệm vụ

+ Sự phối hợp phải nhắm đến mọi yếu tố trong mỗi tình huống cụ thể.

+ Sự phối hợp phải được tiến hành liên tục

c- Follet cho rằng nhà quản trị cấp cơ sở sẽ là cấp quản trị đưa ra những quyết định tốt nhất, bởi họ có thể gia tăng sự truyền thông với các đồng nghiệp, với công nhân nên có những thông tin xác thực nhất phục vụ cho việc ra quyết định. Bà còn cho rằng các cấp quản trị cần thiết lập mối quan hệ với nhau và với cấp dưới, đây là một quá trình sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tâm lý và xã hội.

Tư tưởng quản trị của Follet có các ưu điểm và nhược điểm sau

  • Ưu điểm:

Chú trọng đến người lao động và tòan bộ đời sống của họ (kinh tế, tinh thần, tình cảm), nên tạo động lực cho tổ chức phát triển

  • Nhược điểm:

Do ứng dụng triết học và tâm lý học vào kinh doanh mà không qua thử nhiệm nên tư tưởng quản trị của bà chưa trở thành một học thuyết đầy đủ.

Học thuyết của Elton Mayo-người Uc (1880-1949):

Mayo đã có công trình nghiên cứu tại nhà máy Hawthorne thuộc Công ty điện lực miền tây Chicago-Mỹ và có thể tóm tắc như sau: Ong chia thành 02 nhóm công nhân, nhóm thứ nhất là nhóm thử nghiệm, nhóm thứ hai là nhóm đối chứng làm việc trong điều kiện bình thường. Nhóm thử nghiệm làm việc trong điều kiện có nhiều thay đổi nhiều lần, công nhân được phép tự chọn giờ giải lao, được uống cà phê, được trao đổi khi làm việc và kết quả là sản lượng của nhóm tăng lên.

Chính kết quả nghiên cứu này, ông cùng các đồng sự đưa ra lý thuyết quản trị hành vi với cuốn sách “Những vấn đề con người của nền văn minh công nghiệp” xuất bản vào năm 1933.

Có thể tóm gọn nội dung chính của lý thuyết của ông như sau

Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố vật chất mà nó còn phụ thuộc vào các tập hợp tâm lý xã hội rất phức tạp khác của con người, ông nhận định rằng ”Khi công nhân có sự chú ý đặc biệt thì năng suất lao động sẽ tăng lên rất rõ rệt bất kể các điều kiện làm việc có thay đổi hay không không thay đổi. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Hawthorne”

Sự hình thành các nhóm không chính thức là nguyên nhân tăng năng suất lao động, Mayo đã phỏng vấn nhiều công nhân và cùng nhận được câu trả lời : “Cuộc sống bên trong và ngoài nhà máy là buồn tẻ và thiếu ý nghĩa, bạn bè tại nơi làm việc đã đem lại cho cuộc sống và làm việc của họ có ý nghĩa hơn”.

Do đó chính sự thúc đẩy của các đồng nghiệp đã tác động mạnh đến tăng năng suất lao động.

Một số ưu điểm và nhược điểm về lý thuyết quản trị của Mayo:

* Ưu điểm : Giống với tư tưởng quản trị của Follet

* Nhược:Thí nghiệm giới hạn trong nhà máy, chưa khám phá ra phạm vi nền tảng xã hội rộng hơn. Đề cao thực nghiệm mà bỏ qua lý thuyết.

Lý thuyết về bản chất con người của Douglas Mc Gregor - Lý thuyết Y- người Mỹ (1906-1964):

Vào năm 1960, Gregor xuất bản cuốn “Khía cạnh con người của tổ chức kinh doanh” đã đưa ra một tập hợp những nhận định rất lạc quan về bản chất con người. Lý thuyết về con người của ông được gọi là lý thuyết Y. Sau đây là bảng so sánh về đặc điểm con người giữa lý thuyết Y và lý thuyết X (lý thuyết cổ điển) qua bảng 2.1 sau.

Từ đó cách thức quản trị về con người giưã 02 thuyết X và Y cũng có sự khác nhau như sau:

Thuyết X : Động viên con người có bản chất X thông qua vật chất, giao việc cụ thể & kiểm tra đôn đốc họ

Thuyết Y : Động viên con người có bản chất Y bằng cách dành cho họ nhiều quyết định trong công việc, tôn trọng sáng kiến của họ, tạo điều kiện để họ chứng tỏ năng lực hơn là đôn đốc và kiểm tra

Lý thuyết về hệ thống nhu cầu con người của Maslow (1908-1970) :

Có thể nói lý thuyết về hệ thống nhu cầu con người của Maslow là lý thuyết nổi trội nhất trong nhóm các lý thuyết tác phong.

Năm nhu cầu của con người:

Maslow đưa ra 05 nhu cầu của con người theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:

Nhu cầu sinh lý: ăn uống, ngủ, tình dục…

Nhu cầu về an ninh, an toàn: Tránh các mối nguy hiểm thân thể, tài sản…

Nhu cầu có tính chất xã hội: Tham gia câu lạc bộ, đảng phái…

Nhu cầu về tự trọng: Thích danh tiếng, tặng danh hiệu…

Nhu cầu về tự thân vận động (tự khẳng định mình): muốn hoàn thiện, phát triển nhân cách, sáng tạo…

Năm nhu cầu trên được phân thành 02 cấp bậc cao và thấp :

  • Nhu cầu bậc cao: tác động bên trong con người, gồm nhu cầu tự khẳng định và nhu cầu về tự trọng
  • Nhu cầu bậc thấp: tác động bên ngoài con người, nhu cầu về xã hội, nhu cầu an toàn và nhu cầu vật chất

Cách thức động viên con người:

Từ 05 nhu cầu trên, Maslow đưa ra chính sách động viên con người đối với các nhà quản trị như sau:

0