Nhất dạ trạch (Đầm một đêm) hay truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử
Vua Hùng thứ ba sinh được một người con gái cốt cách thanh cao lại cực kỳ xinh đẹp. Đi khắp giang sơn của Ngài trị vì cũng không thấy ở đâu có người thứ hai như thế. Ai nhìn nàng cũng bảo đấy là tiên đồng ngọc nữ giáng lâm chứ chẳng phải người trần. Thể theo lòng ngưỡng mộ của thần dân, và cũng ...
Vua Hùng thứ ba sinh được một người con gái cốt cách thanh cao lại cực kỳ xinh đẹp. Đi khắp giang sơn của Ngài trị vì cũng không thấy ở đâu có người thứ hai như thế. Ai nhìn nàng cũng bảo đấy là tiên đồng ngọc nữ giáng lâm chứ chẳng phải người trần. Thể theo lòng ngưỡng mộ của thần dân, và cũng thật hãnh diện, nhà vua bèn đặt tên cho nàng là Tiên Dung, công chúa.
Nhà vua, hoàng hậu và cà hoàng tộc, ai nấy cũng đêu nâng niu chiều chuộng nàng. Càng lớn lên, Tiên Dung lại càng lộng lẫy, xinh đẹp. Nhu hoa chớm nở tinh khiết, như ngọc mài dũa không còn tỳ vết.
Tuy nhiên, khi bước vào tuổi cập kê, Tiên Dung lai tuyệt nhiên chẳng bận tâm tới chuyện chồng con như những cô gái đương thời, mà chỉ thích chu du khắp nơi, thăm thú những miền danh lam thắng cảnh dù đấy là chốn xa xôi cách trở nhất.
Nàng không thích cuỡi ngựa mà chỉ thích đi thuyền. Và chăng, đất nước Vãn Lang, sông ngòi nhiều như mắc cửi, ngồi thuyền dạo chơi trên các Đồng sông, chẳng thích thú lắm sao? Tuy vậy, đã đi thuyền thì nhiều khi phải gặp sóng lớn gió to, hoặc thậm chí cả phong ba bão tap, mà nếu là người yếu đuổi thì chắc chắn sẽ chẳng thích thú gì.
Nhà vua cấp hẳn cho nàng một đội thuyên mười chiếc, có viên bộ tưóng chi huy và quân lính đi hộ tống. Kè hầu người hạ, vật dụng, tư trang... thày đều không thiếu thứ gì. Còn lương thực dự trữ đủ mấy tháng liền - để nàng dạo chơi cho thật thỏa thích.
Thời ấy, chiều con đến như thế, họa chỉ nhà vua mới có thể làm được. Tuy vậy, đừng nghĩ Tiên Dung sẽ trở thành một kẻ ích kỷ, nhẫn tâm hoặc hư thân mất nết như phần lớm những kẻ được chiều chuộng khác, ở tất cả các thời. Tử viên tướng chỉ huy đến quân lính, cho đến cả các thị nữ, hễ ai được lên thuyền đi cùng Tiên Dung, là đều cảm thấy hết sức hồ hởi, vui sướng, mặc dù nhiều phen cũng phải vất vả, gian nan. Đành rằng đi chơi thì ai cũng thích, nhưng còn một lẽ nữa, là Tiên Dung đã đối xử với mọi người đều rất mực độ lượng, khoan hòa, lại luôn lo lắng, chia sẻ các công việc.
Thời ấy, rôi bao nhiêu thời về sau, cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không thôi ngạc nhiên về những hành vi ấy cùa nàng. Sự thực thì những hành vi ấy cũng không có gì khó hiểu.
Đó là vì, nước Văn Lang, trải qua mấy đời vua, đến Hùng Vương thứ ba, đã bắt đầu nhiễm nặng thới cung đình. Tử nhà vua, hoàng hậu và hoàng tộc, cho đến các cận thần và quan lại đông đúc, đã ngày càng sống cách biệt với dân chúng. Họ vội quên rằng tổ tiên gần của họ, cách đó chi mấy đời, cũng chỉ là những người săn bắn, quăng chài và trồng trọt, để kiếm miếng ăn như tất thảy mọi người. Nay chi vì cha ông họ làm vua, làm quan, và họ được nối nghiệp, cho nên cứ việc ngồi không mà hưởng các bổng lộc cùa sự cai trị. Không phải dệt vải, không phải đi sãn, không phải quăng chài... nhưng thứ gì ho cũng có. Dân chúng làm được thứ gì cũng phải trích ra nộp lên cho họ. Tất nhiên, bao giờ cũng có những chi phí bắt buộc cho kiến thiết và hảo vệ quốc gia, nhưng các nhà cai trị Tử thời ấy. ngày càng tinh vi hơn trong các thủ đoạn bóc lột, đã gia tăng thêm mãi các khoản thu, miễn sao nới lên nghe cỏ vẻ hợp lý thế là của cải cứ nối nhau đổ vê nhà họ, còn dân chúng, theo đó mà nai lưng ra đóng góp các khoản nghĩa vụ, và chịu bao nhiêu nỗi khốn khó, cực nhọc.
Càng lớn lên, Tiên Dung càng hiểu rõ thực trạng này và khác với thới thường, chỉ hay vơ vét và bo bo giữ quyền lợi, nàng lại thường đem của cải của mình ra chia cho những người khác, và thực sự tìm thấy niềm vui, sự an ủi trong những hành vi mà nàng tự nhủ mình phải có trách nhiệm thi hành.
Khi Tiên Dung đến tuổi lấy chồng, các vị cận thần đua nhau tìm cách mai mối nhắm nhe cho con trai mình, nhưng nàng chẳng hề bận tâm tới ai. Những thú vui nhỏ nhặt, những cung cách ti tiện cùng thới hám danh, hám lợi xảy ra thuòng xuyên ở chốn cung đình, đã làm cho nàng cảm thấy chán ngán, chi muốn tìm cách xa lánh. Đi thăm thú các nơi, đắm mình trong cảnh giang sơn đất nước và trời biển bao la, lại được thấy dân chúng làm ăn sinh sống thế nào, đối vổi nàng, thực sự đã trỏ thành một nhu cầu, một nguồn vui, ngõ hầu có thể giúp nàng nguôi quên tát cả...
Hồi ấy, ỏ làng Chử Xá bên mé sông Hồng có hai cha con ông Chử Cù Vân là người nghèo khó nhất vùng. Vợ mất sớm, để lại đứa con nhỏ, ông phải gà trống nuôi con, tần tảo lần hồi kiếm sống qua ngày. Nay làm thuê, mai cuốc mướn, còn đêm hôm thì lặn hụp dưới sông mò cua kiếm cá, để sớm mai đi chợ đổi gạo. Hai cha con ở trong một túp lều nhỏ đồ đạc tịnh không thứ gì, ngoại trừ cái niêu đất và vài chiếc bát mẻ. Đứa trẻ cũng đã lớn mà hai cha con chỉ chung nhau có độc một chiêc khố. Hễ bố đi chợ hay ra chỗ đông người, là con lại phải ở nhà hoặc đi lặn hụp ngoài sông, để khỏi phải ai trông thấy, và ngược lại. Tuy cuộc sống nghẻo khó như vậy nhưng hai cha con lại đối xử với nhau và với mọi người đều rất mực thuận hòa, trên kính dưới nhường. Chú bé Chử, hay còn gọi là Chử Đồng Tử, lúc ấy cũng đã trưởng thành, và tuy đen đúa, nhưng lại là một chàng trai linh lợi, khỏe mạnh, có gương mặt khôi ngô tuấn tú.
Ông Chử Cù Vân cũng đã già, một ngày kia ông nhuốm bệnh, biết mình không thể qua khỏi, bèn gọi con đến bên giường mà dặn:
- Nhà ta có mỗi một chiếc khố, con cứ để lại mà dùng, còn cha thì để không mà chôn cũng được.
Chử Đồng Tử thương cha vô cùng, nhưng biết cha đang đau yếu, nên chỉ im lặng cúi đâu.
Khi người cha mất, dân làng kéo đến, ai cũng khuyên nên làm theo lời cha dặn, nhưng Chử Đồng Tử một mực lắc đầu. Chàng đem chiếc khố độc nhất khâm liệm cho cha rồi mới đưa đi chôn, còn mình thì thay khố bằng một mảnh mo cau. Dân làng, khi thấy chàng làm như vậy, cũng chẳng ai nỡ chê cười, mà chỉ càng thêm khâm phục chàng là một người con chí hiếu.
Những ngày sau, do không còn khố che thân, Chử Đồng Tử hầu như suốt ngày phải ngâm mình dưới nước, đêm tối mới dám lên bờ về nhà. Chàng mò tôm, mò cá, hoặc bắt trai, bắt ốc... rồi bơi đến các thuyền bè đang neo đậu trên sông, để đổi lấy gạo lấy cơm.
Một hôm, giữa tiết tháng năm, trên sông Hồng quãng làng Chử Xá, đoàn thuyền của Tiên Dung đi ngang qua, tiếng chiêng, tiếng trống vang lừng, Chử Đồng Tử, lúc ấy đang lặn ngụp mò trai, nên mãi về sau mới nghe thấy, vì khi lặn sâu tai phải dùng một mẩu thân cây phổng, thút nút thật kín. Khi ngoi lên mặt nước, trông thấy đoàn thuyền thì đã thấy đến gần, nên chàng không thể chạy ngược về nhà, chỉ kịp lánh vội lên bờ, ẩn mình vào mấy khóm lau, để chò đoàn thuyền đi qua. Nhưng thật bất ngờ đoàn thuyền, khi đến đúng chỗ Chử Đồng Tử đang ẩn nấp, thì đột nhiên dừng lại. Trong tình thế khẩn cấp, chàng chỉ còn mỗi cách bới vội một hố cát, rồi nằm xuống, lấy cát phủ lên trên.
Phong cảnh chung nơi ấy hóa ra lại là nơi sơn thủy hữu tình. Ở trước đó, Đồng sông đang thẳng hướng bỗng nhiên lại uốn cong một đường lớn, tạo thành bến nước tự nhiên, thật vô cùng xinh đẹp. Phía bên trên, hàng cây cồ thụ râm mát đổ bóng xuống, ôm lấy cả một vùng. Còn phía xa xa, thấp thoáng những mái nhà xen lẫn trong màu xanh hoa lá...
Trời lúc ấy đang nắng to, mặt trời như cục lửa, lại tịnh không có ngọn gió nào. Trong bầu không khí oi bức, ai nấy đều mỏi mệt, muốn được nhảy xuống, ngâm mình vào làn nưốc mát. Thể theo nguyện vọng của mọi người, Tiên Dung cho neo đậu khuyền lại, rồi sai thị nữ quây màn ở mé ven sông, để tắm.
Nào ngờ, chỗ quây màn của Tiên Dung lại chính là chỗ Chử Đồng Tử đang nằm. Khi Tiên Dung dội nưóc tắm thì cũng là lúc Chử Đồng Tử dần dần hiện ra, do cát bị trôi đi. Khi cả hai đang trong tình thế không còn mảnh vải che thân và đều cảm thấy luống cuống, xấu hổ, thì Tiên Dung đã trấn tĩnh được trước, rồi khoát tay bảo chàng:
- Nước đây, chàng hãy dội cho sạch, không việc gì mà phải sợ cả.
Nới đoạn, Tiên Dung gọi thị nữ mang quần áo đến, bảo Chử Đồng Tử mặc vào, rồi sai đưa xuống thuyền, còn tự mình cũng dội nước, mặc quần áo, và bước ra khỏi màn trướng.
Quân lính, kè hầu người hạ lúc ấy thảy đều hết sức ngõ ngàng: chưa bao giờ thấy sự lạ lùng xày ra như thế! Họ bối rối nhìn nhau, và sau dó, bắt đầu xì xào bàn tán. Vốn thông minh và nhạy bén, Tiên Dung cũng hiểu ngay tình thê mà minh đang phải đương đầu. Tử lúc ở trong màn tắm, khi thấy Chử Đồng Tử, nàng đã nghĩ: "Ta vốn không! muốn lấy chồng, nhưng chẳng lẽ như thế này, phải chăng là do duyên trời đã định?" Còn bây giò, khi đã ngồi ở dưới thuyền, trong khoang dành riêng cho công chúa đuọc trang hoàng lộng lẫy và thấy thái độ cùa mọi người, nàng mới hiểu tình thế còn nghiêm trọng hơn nhiêu. Sự việc này sớm muộn thê nào rồi cũng đến tai nhà vua, và Chử Đồng Tử nhát định sẽ phài rơi đầu. Xưa nay, nếu hổ biết ai trông thấy hồ đẻ thì người đó làm sao mà thoát khỏi bị hổ vồ, dù cố ý hay vô tình cũng đều như vậy cả. Nhà vua và các vị đại thân sẽ chẳng bao giờ chấp nhận đây là một sự tình cờ, mà dẫu có tình cờ. thì Chử Đồng Tử cũng đã mắc vào tội phạm thượng. Nếu nàng không kịp định liệu, chắc chắn Chử Đồng Tử sẽ chẳng tính mạng vẹn toàn. Đến lúc này. Tiên Dung mới kinh hoàng nhận ra, trong đất nước mà cha nàng trị vì, lại có lắm bất công đến như thế. Vàng bạc, của cải trong hoàng cung thừa mứa mà hóa ra trong dân chúng, vẫn có người không kiếm nổi một chiếc khố che thân. Nay yến mai tiệc, rồi hội hội hè hè, ngỡ tưởng yên vui mà hóa ra lại có người bị mất mạng vì một chuyện không đâu. Suy đi tính lại, Tiên Dung nghĩ chì có cách lấy Chử Đồng Tử làm chồng thì mới mong cứu được chàng thoát khỏi tội chết.
Nàng cho gọi viên tướng dưới quyền. Chử Đồng Tử và vài người thân cận nữa tới. Nàng trình bày trước mọi người những luật lệ cùa triều đình và tình huống mà Chử Đồng Tử sẽ lâm phài, rồi noi:
- Ta vốn chưa có ý định lấy chồng, nhưng sẽ phải làm lễ kết duyên với chàng. Vả chăng, đây có lẽ cũng là duyên trời. Khi biết chuyện, chắc phụ vương sẽ thương tình mà bỏ qua đi cho, còn nếu không dẫu thế nào ta cũng đành cam chịu. Như thế còn hơn là bây giờ ta về kinh bẩm báo và đợi lệnh phụ vương... Ta biết chắc chắn luật lệ sẽ chẳng dung tha chàng, và như thế, vô tình ta cũng can dự vào việc giết người, điều mà chẳng bao giò lòng ta mong muốn...
Mọi người im lặng lắng nghe. Những lý lẽ của công chúa đưa ra, hiển nhiên là xác đáng, và đó cũng là cách duy nhất để cứu Chử Đồng Tử. Tuy nhiên, trước quyết định quá ư táo bạo của nàng, mọi người đều cảm thấy sửng sốt, bất ngờ.
Chử Đồng Tử, lúc này trong trang phục bộ tướng, trông đường đường một đấng nam nhi, chẳng còn dấu vết nào của chú bé nghèo hèn lam lũ thủa trước, tuy cũng có vẻ sửng sốt, ngỡ ngàng, nhưng chàng đã trấn tĩnh lại được, và nới:
- Thưa công chúa cùng các quý vị, Chử tôi xin cảm tạ tấm lòng cưu mang như trời biển của công chúa, nhưng đúc vua cùng triều thần sẽ chẳng bao giờ chấp thuận quyết định của công chúa đâu. Xin cho kẻ tiện dân này được Tửy ý nhà vua định đoạt, dẫu thế nào thì cũng cam lòng. Chỉ xin công chúa hãy bảo toàn lấy danh giá của mình.
- Danh giá gì? - Công chúa Tiên Dung đáp - Danh giá công chúa ư? Là công chúa mà không cưu nổi một người dân lương thiện, thì chẳng đáng hổ thẹn lắm sao? Ta thà làm kẻ tiện dân mà biêt nghĩa lý còn hơn là làm công chúa như thế. Vả chăng, qúi với tiện là do người ta tự đặt bày, chứ khi mới sinh ra thì chẳng có ai là qúi hay là tiện cả. Các vị thử nghĩ mà xem?
Viên tướng chi huy đội thuyền cùng mọi người vẫn đều im lặng. Những lời vừa rồi của công chúa đã động đến cõi lòng sâu thẳm của họ. Đây chẳng phải là những lời giả dổi, bịa đặt, mà Tử lâu, trong Tửng cừ chỉ, lời nới, chưa bao giờ công chúa tỏ ra có sự cách biệt với mọi người, cho nên những lời này đã làm cho họ tin ngay. Đúng như công chúa đã nới, đó là lối thoát duy nhất, và họ, mỗi người mỗi cầu, khuyên Chử Đồng Tử hãy nên nhận lời. Đến lúc này Chử Đồng Tử lại đứng lên cung kính, đáp:
- Thưa cổng chúa, thưa tướng quân cùng các quí vị. Chử tôi xin ghi lòng tạc dạ những lời chân thành và tấm lòng độ lượng mà công chúa cùng quí vị đã dành cho. Xin công chúa hãy nhận của tôi bốn lễ sống này, để được đền ơn người đã cứu mạng và khồng chê một kẻ tiện dân.
Nới đoạn, đứng lên, hướng về phía Tiên Dung, chàng chắp tay cúi dâu rồi quì xuống hành lễ. Thấy vậy, Tiên Dung cùng mọi người cũng đêu đứng cả dậy, nét mặt nghiêm trang. Tạ lễ Tiên Dung xong, Chử Đồng Tử lại quay sang vái Tửng người một. Tiên Dung cùng mọi người cũng đều chắp tay vái trả Chử Đồng Tử. Lạ thay, như có mối giao cảm tự nhiên, trên mặt mọi người đều thấy rơm rớm lệ.
Sau đó, mọi người ai về thuyền nấy. Theo lệnh Tiên Dung, tất cả các thuyên đều được chăng đèn kết hoa, rồi mọi người cùng bắt tay bầy biện lễ nghi, chuẩn bị tiệc cưới. Trên chiếc thuyền lớn dành cho công chúa, Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm lể kết duyên, trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người. Nàng chắp hai tay, hướng mặt lên trờ, nghiêm trang khấn:
- Muôn tâu Ngọc Hoàng Thượng đế. Xin Người chứng giám cho tấm lòng thành thực của chúng con, dẫu sông cạn đã mòn cũng chẳng bao giờ dám thay lòng đổi dạ. Xin Người phù hộ độ trì, che chở cho chúng con.
Tiệc cưới sau đó diễn ra thực tự nhiên, vui vẻ. Tiếc thay, Tử đó đến nay, những đôi trai gái yêu đương và tự ý lấy nhau, lại không mấy ai theo gương của họ.
Quả đúng như lời Tiên Dung đã dự đoán, khi tin nàng công chúa lấy kẻ tiện dân đến tai nhà vua thì Ngài giận dữ vô cùng. Trước mặt đông đủ văn võ bá quan, giữa buổi thiết triều, Ngài truyền lệnh Tử nay cấm chỉ không cho nàng về kinh, vĩnh viễn coi nàng là giọt máu bỏ đi, không bao giờ thèm nhìn mặt.
Khi tin truyền đến vùng Chử Xá, nơi Tiên Dung neo đậu thuyên, thì nàng và mọi người đều cảm thấy buồn, nhưng chẳng mấy ai cảm thấy thất vọng. Tiên Dung họp tất cả lại, bảo ai muốn về Phong Châu thì nàng sẽ chu cáp thuyên bè và lương thực cho, nhưng sau khi bàn đi tính lại, hầu hết mọi người đều thấy cứ ỏ lại với công chúa là hơn. Duy chỉ có viên bộ tướng, vì là người trực tiếp chịu mệnh nhà vua, nên không thể không về được.
Tiên Dung sai đặt lễ tế cáo trời đất và cũng nhân thể bày tiệc để tiễn viên bộ tướng. Trước bàn thờ nghi ngút khới hương, lại một lần nữa nàng ngửa mặt lên trời nghiêm trang khẩn:
- Muôn tâu Ngọc Hoàng Thượng đế, xin Người chứng giám: kè tiện nữ này tuân theo điều thiện, nên đã vổ tinh phạm lỗi quân vương. Xin Người Tử bi che chở cho chúng con mọi sự tai qua nạn khỏi.
Rồi ngoảnh về hướng kinh đô Phong Châu, nàng khấn tiếp:
- Con xin cúi đầu trăm lạy ngàn lạy phụ vuơng, mẫu hậu, có công sinh thành duỡng dục, mà con chẳng thể báo đền. Xin phụ vương, mẫu hậu Tử nay hãy luôn luôn bảo trọng.
Nàng nhờ viên bộ tướng dâng lễ vật của mình lên nhà vua và xin Người mở lượng khoan dung, đại xá cho nàng...
Sau khi viên bộ tướng lên đường, nàng nới với mọi người:
- Ta biết sự phân chia phú qúi bi tiện xưa nay đã Tửng xảy ra biết bao tai họa. Lệnh cùa đức vua đã ban ra nhu thế, nên phận ta cũng đành phải cam lòng. Tử nay, mọi thứ chúng ta đều phải tự lo liệu lấy, chứ không thể trông chờ vào sự cung cấp như trước. Vậy các chư vị có lòng ở lại cùng ta thì hãy cùng ta chung lưng đấu sức, bảo ban nhau mỗi người mỗi việc. Nay Chử huynh là người đã quen sông nước thì hãy đảm nhận việc đứng mũi chịu sào, lo lắng cho sự an nguy cùa cả đoàn thuyền. Tuy ở trên cao mà không tách biệt với mọi người, thì đấy mới là hợp theo lẽ phải. Còn mọi người, Tử nay hãy theo lệnh của chàng.
Tiên Dung vừa dứt lời thì Chử Đồng Tử đã bước ra, thay mặt mọi người, nói:
- Xin công chúa an tâm. Tất cả chúng tôi đều nguyện xin hết lòng hết sức để khỏi phụ lòng mong đợi... Có trời đất chứng giám cho...
Đã Tử lâu, do đi thăm thú các nơi, lại hòa vào đời sống cùa mọi người, nên Tiên Dung hiếu rất rõ tấm lòng và tâm trạng của họ. Bây giờ nghe Chử Đồng Tử nới thế, nàng lại càng cảm thấy gần gũi và yêu mến họ hơn. Đấy là những con người thật thà, chất phác, suốt ngày chăm chỉ công việc, thật khác xa với đám quan lại ở cung đình. "Với những con người như thế này, hà cố gì lại không tạo dựng cuộc sống yên vui, tốt đep?"- Công chúa Tiên Dung nghĩ, và hoàn toàn vững tin vào những ngày sắp tới sau này.
Chử Đồng Tử, Tử khi nhận trách nhiệm chỉ huy toàn bộ đoàn thuyền, đã ngày càng tỏ ra là một chàng trai tài tuấn. Chàng thông thuộc các luồng lạch, lại xử lý cực kỳ tháo vát khi gặp các tình huống khó khăn. Với bản tính điềm đạm, rộng lượng nên chàng được mọi người tin tưởng, yêu mến. Hóa ra trước kia, cuộc sống nghèo hèn lam lũ đã không làm thui chột đi những khả năng thiên bẩm của chàng. Những ngày mò trai bắt cá chỉ làm cho chàng càng thêm linh hoạt và kiên trì nhẫn nại, những lần mua bán đổi chác ven các thuyền, cũng lại càng làm cho chàng thêm hiểu đời, hiểu việc, cứ như thể chàng sinh ra là đã biết các công việc ấy không chừng...
Cuộc sống gia đình cùa Tiên Dung – Chử Đồng Tử cũng thực sự yên ấm, thuận hòa. Họ yêu mến, quý trọng nhau như xưa nay chẳng hề có sự cách biệt. Họ cùng bàn bạc, trù tính các việc trước mắt va lâu dài. Sau khi cân nhắc kỹ càng, họ quyết định dừng lại ở ngay vùng Chử Xá để sinh cơ lập nghiệp.
Những ngày đầu, Tiên Dung - Chử Đồng Tử dùng thuyền làm nhà, hàng ngày cho tất cả mọi ngươi lên bờ khai hoang vỡ đất, dựng nhà dựng cửa. Ai giỏi việc gì làm việc ấy, và đều tận tụy hết lòng. Chẳng mấy chốc, nhà cửa đã mọc lên, ruộng nương đã có cây lúa, hoa màu tươi tốt. Nơi ấy, thế là đã trở thành nơi an cư lạc nghiệp. Hàng ngày có người vỡ đất, có người trồng trọt, cỏ người quay tơ dệt sợi. Lại có cả người quăng chài kéo lưới, va thình thoảng còn đi săn bắn nữa.
Tiếng lành đồn xa, cũng chẳng mấy chốc, dân chúng ỏ các nơi khác lục tục kéo về, và ngày mỗi thêm đông. Vùng Chử Xá, chỉ vài năm sau kể Tử khi Tiên Dung - Chử Đồng Tử định cư, đã trở thanh nơi đông vui tụ hội, ngày đêm người người tấp nập, trên bến dưới thuyền.
Thời ấy, tàu thuyền nước ngoài cũng bắt đầu vào buôn bán đổi chác ở nước ta. Thấy nơi đây phong vật dồi dào, dân cư đông đúc, nên họ cũng thường xuyên neo đậu thuyền lại. Và thế là, nơi định cư của Tiên Dung - Chử Đồng Tử, bây giờ đã trở thành một cửa khẩu buôn bán sâm uất, sự đông vui tấp nập còn gấp nhiêu lần so với trước đấy.
Tiên Dung - Chử Đồng Tử cũng còn là những người biết nhìn xa trông rộng. Từ ý nghĩ cho rằng người nước ngoài từ rất xa còn biết đến tận đây buôn bán đổi chác, thế thì tại sao người sở tại, thuyền bè lại có trong tay, mà không làm được việc đó? Sau khi bàn tính, Tiên Dung - Chử Đồng Tử cho người đi lấy gỗ về để tu sửa thuyền cũ và đóng thêm thuyền mới.
Lúc đầu, Tiên Dung - Chữ Đồng Tử chỉ tổ chức những đội thuyền nhỏ, từ sông cái theo luồng lạch vào các sông nhỏ, đến các nơi có nhiều sản vật, để mua bán hoặc đổi chác, rồi đem hàng về vùng Chử Xá, đổi lại cho khách nưóc ngoài. Dần dần, khi đã quen, đích thân Chử Đồng Tử tổ chức và chì huy cả một đoàn thuyên lớn, đem những hàng hóa thu góp được, xuôi theo sông cái, đến tận cửa biển Vân Đồn để trao đổi với tàu thuyền lớn của khách nước ngoài. Do hiểu luồng lạch, dự đoán được thời tiết có tài sông nước, tài tổ chức, lại có cả tài giao dịch nên không lần buôn bán nào Chử Đồng Tử cam chịu thất bại. Lần nào cũng đi đến nơi về đến chốn và của cải cứ theo đó, sinh sồi, này nở không ngừng.
Trong những ngày Chử Đồng Tử đi vắng, Tiên Dung ở nhà đảm đang quán xuyến mọi việc, chẳng hề có sự trễ nải nào. Sàn vật trong nhà vì thế, luôn luôn dồi dào, mùa nào thức náy.
Chẳng những lo dựng nhà dựng cửa, khai khẩn đất đai, trồng trọt, lo đóng thuyền, tổ chức buôn bán... mà Tiên Dung - Chử Đồng Tử còn lo toan đến nhiêu công việc khác. Họ lo dựng vợ gả chồng cho những người dưới quyền, tức là những quân lính và thị nữ khi trước. Lại lo sắp đặt để cho mọi người đều có công ăn việc làm, gia đình êm ấm. Khi có những người hoặc gia đình từ nơi khác đến, lúc đầu có khó khăn, đều được Tiên Dung - Chử Đồng Tử sẵn sàng giúp đỡ, bảo ban. Do đó nhiều người, lại có cả khách nước ngoài đến, nên không tránh khỏi những vụ tranh chấp đất đai, hoặc tranh chấp trong buôn bán. Với những lần như thế, Tiên Dung - Chử Đồng Tử đều đứng ra dàn xếp có lý có tình, và thế là mọi việc lại đâu vào đấy, và mọi người lại vui vẻ nhường nhịn lẫn nhau.
Tiếng lành đồn xa, một cách tự nhiên, khắp cà vùng rộng lớn xung quanh Chử Xá, đâu đâu cũng thấy moi người ca ngợi về công đức của Tiên Dung - Chử Đồng Tử. Họ tôn hai người lên là bậc minh chúa, yêu kính như cha mẹ, mặc dù cả hai lúc ấy đều còn rất trẻ.
Cũng vì như thế, nên nơi ở của hai ông bà cùng những người duới quyền, được thời ấy và các thời về sau, ca ngợi như một miền cực lạc, phồn hoa, do đó chẳng những có sàn vật đồi dào, mà mọi người đổi xử vổi nhau cũng thật thân ái, độ lượng. Đó cũng là miền đã đất vĩnh viễn đi vào ký ức dân gian, nhu một ước mơ và như nột niềm hy vọng, sau khi đã trải dài qua nhiều thế kỷ thăng trầm.
Nói một cách chính xác thì đó là vùng Chợ Thám, trung tâm điểm của Chử Xá, thuộc huyện Khoái Châu cùa Hài Hưng bây giờ - Sau mấy nghìn năm vật đổi sao dời, chợ Thám tuy vẫn còn tên gọi, nhưng cái phong vận của thủa xa xưa thi đã hết rồi. Nó hết ngay từ thời vua Hùng thư ba, boi vì khi nghe tin con rể và con gái được mọi người tôn lên làm chúa, nhà vua cho là phạm tội phản nghịch, nên đã chuẩn bị cất quân đi đánh.
Khi nghe tin nhà vua chuẩn bị xuất binh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử ngày đêm vô cùng lo lắng. Những tuởng bấy lâu yên phận làm ăn thì nào có tội tình gì? Nhưng suy đi tính lại, thấy rằng đã gặp bước thế này thì âu chỉ còn cách hãy mau mau cao chạy xa bay là hay hơn cà.
Tiên Dung - Chử Đồng Tử họp tất cà binh si và những người dưới quyền, nói họ hãy an tâm ở lại làm ăn sinh sống, còn hai vợ chồng sẽ phải dời khỏi nơi đây. Nhưng vừa nghe thấy nhu thế, mọi người đều nhất tề quì cả xuống, năn nỉ xin đi theo. Không đành lòng, nên cuối cùng Tiên Dung – Chử Đồng Tử cũng đành chấp nhận.
Thế là một ngày kia, sau khi thu gom đồ đạc, họ lặng lẽ lên đường. Dự định sẽ đến nơi chót cùng của lãnh thổ nên họ xuôi theo sông Cái. Từ sông Cái, họ vào sông nhỏ, rồi cứ chếch theo hướng nam, họ ra biển. Ven theo bờ biển, theo hưổng nam, họ lại đi tiếp.
Nghĩ rằng nhà vua thấy họ đi rồi cũng chẳng cho quân lính đuổi theo, nên Tiên Dung - Chử Đồng Tử bảo mọi người hãy cứ nhởn nha, không cân phải vội. Vì thế, cuộc chạy trốn cũng gần như cuộc dạo chơi, đến đâu có xóm mạc đông đúc, họ lại neo đậu thuyền, lên bờ thăm thú, tìm hiểu, và mua bán đổi chác.
Đi đến đâu Tiên Dung - Chử Đồng Tử cũng đều được đón tiếp nồng hậu. Hai ông bà bảo ban, giúp đỡ mọi người, từ việc dựng cửa dựng nhà, đóng thuyền bè, đến Việc chăn nuôi gia súc và gieo trồng các giống cây mới. Hễ thấy ai đau yếu, bệnh tật, hai ông bà lại đem thuốc ra cho và chỉ bảo cách chữa trị. Việc mua bán đổi chác tuy cũng có diễn ra, nhưng bao giò cũng dựa trên sự thỏa thuận vui vẻ. Vì vậy khi chia tay đến nơi khác, mọi người đều tiễn đưa thật lưu luyến, cảm động.
Nơi dừng chân cuối cùng của Tiên Dung - Chử Động Tử là miền đất thuộc vùng núi Nam Giỏi. Đó là một vùng hoang sơ, bạt ngàn cây cỏ dại, họa hoằn lắm mới có bàn chân con người và nằm ở sát bờ biển, thuộc miền Hà Tinh ngày nay. “Ở nơi sơn cùng thủy tận này chác sẽ đợc yên thân" - Tiên Dung – Chử Đồng Tử và mọi người đều thầm mong ước như vậy!
Sau khi dừng thuyền đưa đô đạc lên bò, Tiên Dung - Chử Đồng Tử lập tức cho người phát cây mở lối và dựng nhà dựng cửa. Khi dã có chỗ ở và ổn định đời sống, hai ông bà cùng mọi người lại bắt tay ngay vào việc khai khẩn đất hoang, lập vườn, lập trại. Tại đây, họ chăn thả nhiều giống gia súc và gieo trồng nhiều giống cây mà ở miền này trước đây chưa hề có.
Mấy năm sau, tuy đã có nhà cửa khang trang, ruộng vườn tươi tốt, sản vật dồi dào, nhưng trong lòng Tiên Dung - Chử Đồng Tử và mọi người lúc nào cũng đều mang nặng nổi sầu xa xứ. Phong Châu... rồi Chử Xá..., tất cả giờ đây chỉ còn là một cõi xa xăm, đêm đêm trở về trong mộng tường.
Để khuây khỏa nỗi buồn, Tiên Dung - Chử Đồng Tử một mặt tổ chức ra nhiều cuộc vui, nhiều cuộc thi tài để mọi người luôn nhớ về phong tục cũ, mặt khác, hai ông bà còn bảo mọi người đi tìm các giống cây, các loài hoa thơm cỏ lạ cùng các giống chim muông và thú quí đem về nuôi trồng trong trang trại cho vui. Cuộc sống chung, vì thế, dần dân đã bớt đi vẻ cô liêu. Tiếng cười, tiếng hát, rồi tiếng đàn, tiếng sáo, ngày đêm luôn luôn sưởi ấm lòng người.
Tiếng lành đồn xa, cũng như hồi ở Chử Xá, dân chúng từ các nơi bây giờ lại lặn lội tìm vê vùng Nam Giỏi xa xôi hẻo lánh này. Tiên Dung - Chử Đồng Tử, cũng như bao giờ, luôn luôn sẵn sàng giang tay ra chào đón họ. Lo cho họ ổn định cuộc sống. Giúp đỡ họ các giống cây trồng vật nuôi. Chữa trị bệnh tật cho những người đau ốm... Và thế là chẳng mấy năm, chân núi Nam Giỏi lại trở thành một điểm tụ cư đông đúc. Dân chúng lại nhất tề tôn Tiên Dung - Chử Đồng Tử lên làm Chử tướng, để bảo ban giúp đỡ mọi người và đồng thời cũng để đứng ra giải quyết các vụ tranh chấp.
Trong ký ức của nhân dân thời ấy và còn truyền mãi về sau, vùng chân núi Nam Giỏi được trìu mến gọi là vườn hoa Quỳnh (Quỳnh viên). Tên ấy, tuy để chỉ một loài hoa quí, nhưng phải chăng, cũng còn là cách diễn đạt chính xác thực chất cuộc sống đã từng diễn ra ở nơi đây?
Thời ấy, đạo Phật cũng đã bắt đâu truyền bá vào nước ta, tuy số lượng người tu hành còn rất ít ỏi, nhưng không phải không có nhũng vị chân tu đác đạo. Trên đỉnh núi Nam Giỏi, trước khi Tiên Dung - Chử Đồng Tử đến định cư, đã có một ngôi Chùa do Thiền sư Nhật Quang đang trụ trì.
Ngài chính là một bậc chân tu đắc đạo, hơn thế nữa, trong con mắt của giới tu hành đương thời, Ngài còn là một vị đệ nhất danh sư. Sau nhiều năm tu luyện, bản thân Ngài chẳng những tài cao đức trọng, mà còn có rất nhiều thuật phép lạ để cứu nhân độ thế.
Một hôm, nhân khi trời quang mây tạnh, lại thấy trong lòng thư thái, niên Chử Đồng Tử lần theo lối mòn lên núi, mang theo hương đăng hoa quả, vừa để nhìn ngắm phong cảnh mà cũng vừa để thăm viếng, vãn cảnh Chùa.
Sau lể ra mắt và cúng dường Phật, Chử Đồng Tử được Thiền sư Nhật Quang ân cần tiếp đón, và dường như ngay lập tức, đã hình thành mối giao hòa tình cảm giữa hai người. Trước mặt Chử Đồng Tử, đó là hiện thân của Đức Phật Bồ Tát từ bi hỉ xả, còn trước mặt Thiền sư, đó là một Đại đệ tử tin cậy sau này...
Chử Đồng Tử kể lại với Thiền sư Nhật Quang về nguồn gốc, gia cảnh, từ khi cha mất đến khi gặp công chúa Tiên Dung rồi kết duyên vối nàng. Chàng nói về những ngày khai khẩn đất đai, đóng thuyền đi mua bán ở Chử Xá. Chàng cũng nói về những nỗi truân chuyên khi cùng mọi người vượt biển vào đây, đế tránh sự xua đuổi của nhà vua. Cuối cùng, chàng thổ lộ cả điều bấy lâu nay vẫn còn lo canh cánh trong lòng:
- Bạch thầy chỉ bảo. Từ nay chúng con liệu có được yên ổn làm ăn sinh sống mãi ở nơi này hay không?
Thiền sư Nhật Quang ngồi trầm ngâm một lúc lâu rồi đáp:
- Các con thật lòng thương yêu nhau, lại chí thú làm ăn sinh sống cùng mọi người, thế là qúi lắm, nhưng dù sao cũng khó mà tránh khỏi thói ganh ghét của những kẻ bên ngoài. Lát nữa ra về con hãy nói với mọi người hãy cứ yên ổn làm ăn, đến lúc có chuyện gì ta sẽ liệu sau. Còn bây giò, ta muốn nói với con điều này: Con là người từ bi đại luợng, vậy ta khuyên con hãy Rên theo con đường tu hành. Tu hành sẽ làm cho người ta từ bỏ thói ganh nhét, tránh xa được vòng danh lợi. Tu hành đắc đạo, sau này con sẽ có nhiều cơ hội để cứu người, giúp đời. Vậy con hãy về suy nghĩ cho kỹ.
Chử Đồng Tử lạy tạ, xuống núi, đem lời dạy về thuật lại với Tiên Dung. Nghe xong, nàng ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nới: "Lời Thiền sư dạy thật là chí lý".
Mấy ngày sau, bàn soạn, thu xếp công việc với Tiên Dung xong xuôi, Chử Đồng Tử lại lên đường lên núi, quyết tâm theo thày học đạo. Vốn thông minh sáng láng lại cần mẫn chăm chỉ, nên chỉ sau mấy tháng, Chử Đồng Tử đã tinh thông giáo lý, lại học thêm được nhiều pháp thuật. Còn ở dưới chân núi, Tiên Dung cũng thay chồng đảm đang quán xuyến mọi việc thật nề nếp, qui củ. Chân núi Nam Giỏi vì thế, vẫn ngày đêm rộn lên tiếng nới, tiếng cười...
Cuộc sống của Tiên Dung - Chử Đồng Tử và mọi người ỏ chân núi Nam Giỏi tưởng cứ bình yên diễn ra thì sẽ hạnh phúc biết bao, nhưng tiếc thay lại đúng như lòi Thiền sư Nhật Quang dự đoán, là đã có nhiều kẻ bên ngoài ghen ghét. Họ nhòm ngó những sản vật dồi dào cùng những lồng chim, chuồng thú quí với sự thèm thuồng của kẻ muốn chiếm đoạt. Rồi họ đi bẩm báo vối quan sở tại. Thế là quan sở tại, một mặt vừa thinh thoảng cho lính xuống sách nhiễu; mặt khác, lại cho người đi ngựa trạm về kinh đô Phong Châu để tâu trình. Vua Hùng thứ ba, sau khi hay tin, lại đùng đùng nổi giận, đòi cất quân đi đánh như lần trưổc.
Xin túc nhà vua sẽ xuất binh, qua những người lính cuối cùng đã tới vùng Nam Giỏi, lúc ấy Tiên Dung đang ở nhà. Nàng tất tả lên núi tìm chồng. Chử Đồng Tử thưa lại câu chuyên với Thiền sư Nhật Quang. Nghe xong, Thiên sư lắc đầu buôn bã nói:
- Thôi các con ạ. Nhà vua đã quyết ý như thế, vợ chồng con cũng chẳng nên nấn ná thêm làm gi. Tuy thế, nhưng dẫu là đất vua, thì vẫn còn có chùa làng, phong cảnh bụt ở đâu các con cũng được phù hộ độ trì. Lần này hai vợ chồng con ra đi cũng chẳng nên mang theo đệ tử như lần trước nữa, vì phận ai việc nấy, như thế sẽ tránh được phiền phức cho mọi người. Quân lính nhà vua dẫu có đến, cũng không đụng đến họ đâu. Nay mai các con lên đường, ta trao cho chiếc gậy cùng chiếc nón này, làm vật tùy thân. Đến nơi nào thật hoang vu vắng vẻ, tịnh không có dấu chân người, các con hãy ở lại, cắm gậy rồi úp nón xuống, tự nhiên sẽ được mọi điều như ý. Ta khuyên các con hãy luôn cẩn thận giữ gìn. Tất cả sự linh thiêng rồi các con sẽ được chứng nghiệm.
Tiên Dung - Chử Đồng Tử cùng quì cả xuống, cúi đầu lạy tạ Thiền sư, xin cáo biệt. Xuống núi, hai ông bà nói lại lời dạy cùa Thiền sư, giao toàn bộ sản nghiệp cho những người đi theo, dặn dò họ ở lai yên tâm làm ăn sinh sống, bảo ban giúp đỡ lẫn nhau, rồi lặng lẽ lên đường. Phút chia tay diễn ra thật vô cùng cảm động. Biết bao năm gắn bó, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, nay phải kẻ ở người đi, nỗi đau đớn thật không bút nào tả được...
Hai ông bà ra đi, đi mải... Tới đâu cũng là nhà, ngủ đâu cũng là giường. Nhờ có hai vật linh thiêng, được hết sức giữ gìn, nên cuộc ra đi của hai người cũng không đến nỗi quá vất vả. Vừa đi, Tiên Dung - Chử Đồng Tử vừa thả lòng mình, ngắm nhìn tất cả phong cảnh trời đất bao la...
Ôi giang sơn đất nước! Vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, ở nơi nào cũng như gấm như hoa, cái đẹp của vẻ hoang sơ huyền bí! Nơi nào cũng có bãi mật bò xôi, ngập tràn hoa thơm cỏ lạ, và đang cần đến bàn tay khối óc của con người. Bây giờ đây, mới chỉ lác đác những mái nhà, thưa thớt những cánh buồm, nhưng nhất định rồi sẽ trở nên đông vui trù phú. Ôi! Giá nhu ai ai cũng chăm chỉ làm việc, bảo ban giúp đỡ lẫn nhau và chẳng bao giờ có sự ghen ghét, đố kỵ...
Càng đi, hai ông bà càng có ý thức sâu sắc về sứ mệnh của những người mở đường, khai sơn phá thạch. Họ phải là những người tiên phòng đạo cốt, những người mãi mãi khám phá, sáng tạo, và khai tâm, khai trí, khai lực cho mọi người.
Dòng giã đến hàng năm trời, bàn chân của hai ông bà đã in dấu lên hầu kháp đất đai của quê hương xứ sở, dù đó là miền ven biển hay đó là nơi rừng thẳm núi cao. Đã có lúc hàng mấy ngày liên, hai ông bà không gặp một bóng người, nhưng rồi lại thấy thấp thoáng ở phía xa xa, khói lam bay lên từ mấy nóc nhà, và thê là họ lại mải miết bước tiếp. Hai ông bà vẫn nhớ đinh ninh lời dạy của Thiên sư Nhật Quang, nhưng lạ thay, càng đến những miền hoang vu vắng vẻ còn chưa in dấu bàn chân con người, thì ý thức vê sự khai sơn phá thạch lại càng trỗi lên mạnh mẽ trong lòng họ. Thế đấy, đã phàm là con người, lại là những người tiên phong đạo côt, thì sự gắn bó vổi đất đai, với quê hương xứ sơ, bao giờ cũng là nổi niềm da diết, không gì có thể dập tắt được.
Khi ấy, đã hàng tháng ròng, ai ông bà đi đến một nơi thật sự hoang vu. Khắp cả vùng rộng lớn đêu tịnh không có một nếp nhà, một bóng người, xung quanh chỉ là rừng cây lau sậy bạt ngàn, trùng trùng điệp điệp. Yên trí nơi đây có thể an cư lạc nghiệp được, hai ông bà bèn cắm gậy rồi úp nón lên Ước nguyện đơn sơ chỉ là một nếp nhà nhỏ, tạm thời làm chỗ dung thân, rồi sau sẽ lo liệu dần. Nhưng nào ngờ, chỉ vừa ngồi nghỉ, hai ông bà đã thấy lâu đài thành quách ở đâu hiện ra, nguy nga tráng lệ. Lại có cả lầu son gác tía. Gấm vóc lụa là, bạc vàng châu báu... bày biện trong đó, chẳng thiếu thứ gì. Rồi tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ binh lính, vổi nghi vệ, phẩm phục chỉnh tề, cũng bỗng từ đâu xuất hiện. Mọi người nhất tề tới phủ phục trước mặt Tiên Dung - Chử Đông Tử, đông thanh tôn phù ông bà lên làm chủ tướng.
Thế là hai vật thiêng đã được linh ứng. Tiên Dung - Chử Đồng Tử bèn lập đàn tràng quay về hướng núi Nam Giỏi, cúi đầu lạy tạ Thiền sư Nhật Quang, sau đó họ cùng mọi người bắt tay ngay vào công việc. Lại phát cây mở lối, khai khẩn đất hoang. Lại chặt cây, đóng thuyền, dựng nhà dựng cửa. Lại trồng trọt chăn nuôi gia súc, kéo sợi quay tơ... Tiên đồng, ngọc nữ, tướng sĩ, quân lính trước đây, bây giờ tất thảy đều là những người lao động chuyên cần, ngày đêm hăng say công việc. Và thế là chắng mấy chốc, nơi rừng cây lau sậy hoang vu đã lại trở thành một miền đông vui trù phú.
Rồi cung hệt như hai lần trước, dân chúng các nơi hay tin, lại lũ lượt tìm về. Và cũng như bao giờ hai ông bà lại giang rộng cánh tay tiếp đón và cưu mang hết thảy mọi người. Nơi định cư thứ ba này của Tiên Dung - Chử Đồng Tử, vì thế, giờ đây lại trở thành một chốn đô hội phồn hoa, đông vui có lẽ vào bậc nhât, so với tất cà các điểm tụ cư của đương thời. Nhưng điểm thật sự độc nhất vô nhị lại là ơ chỗ đó là nơi mọi người thủy chung gắn bó với nhau, cùng đồng tâm hiệp lực cả trong công việc lẫn trong đời sống, và như thế mới thực sự gọi là giang sơn đất nước thanh bình!
Nhưng hỡi ôi, giang sơn ấy, dẫu có thực, cũng chỉ là giang sơn trong mơ ưốc, bởi vì thòi gian tồn tại của nó lại chẳng được lâu dài.
Tất cả các sự việc diễn ra rốt cuộc rồi cũng chẳng qua được tai mắt của quan sở tại, rồi theo ngựa trạm, lại truyền về đến tận cung đình Phong Châu. Sự bất quá tam, lần này, nỗi tức giận của nhà vua còn kinh khủng hơn cả hai lần trước. Ngay tức khắc, Ngài ra lệnh thiết triều, trước mặt văn võ bá quan, một mực gọi Tiên Dung - Chử Đồng Tử là hai kẻ loạn tặc, rồi sai điểm binh mã, tức tốc lên đường đánh dẹp.
Quan quân ùn ùn kéo đi, cờ xí rợp trời, giáo gươm tua tủa, tiếng chiêng tiếng trống vang lừng, nhằm thẳng hướng nơi Tiên Dung – Chử Đồng Tử đang ở. Đó là chốn "Kinh đô", ở giữa vùng lau sậy bạt ngàn thuộc ven sông Hồng, nay thuộc hai huyện Khoái Châu (Hài Hưng) và Thường Tín (Hà Tây).
Lúc gần tới nơi thì cũng là lúc trời sập tối, quan quân triều đình bèn dừng lại, hạ trại bên mé sông Hồng, chờ sáng mai sẽ xuất trận. Đêm hôm đó tại nơi ở, về phía đối diện, Tiên Dung - Chủ Đồng Tử cũng vừa hay, nhận được tin tức chẳng lành. Sau khi bàn soạn, thấy chẳng nỡ gây ra cảnh nồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn, hai ông bà bèn quyết định lui binh, không giao chiến. Dự định sáng mai sẽ dẫn quân đi, nên đêm ấy, hai ông bà đã bày biện lễ vật tế cáo trời đất, cầu mong sự phù hộ độ tri.
Nghiêm trang đứng trước đàn tràng, cả hai cùng ngửa mặt lên trời, khấn:
- Muôn tâu Ngọc Hoàng Thượng đế, xin Người rủ lòng che chở cho kẻ thiện lương, Sự phân chia phú quí bỉ tiện nay đã sắp đến hôi tàn bạo....
Rồi cùng ngoảnh mặt về phía kinh đô Phong Châu, họ lại khấn tiếp:
- Cúi xin phụ vương cùng triều thần đại xá. Sự phân chia phú quí bi tiện thực là trái với đạo làm người...
Lạ thay, khi cả hai vừa dứt lời, thì tự nhiên trời đất tối sầm, trăng sao cũng biến đi đâu hết. Rồi mây đen ùn ùn kéo đến, một trận cuồng phong hung dữ nổi lên, cây đổ cát bay mù mịt. Bỗng nhien có một tiếng sấm nổ long tròi, mặt đất cũng rung lên bần bật, và cùng lúc, những tia chớp sáng lòa làm cà một vùng rộng lớn xung quanh chỗ Tiên Dung - Chử Đồng Tử đang đứng, nào lâu đài thành quách nào tiên đồng ngọc nữ, nào hạc vàng châu báu bỗng dưng cùng đều bay vút lên trời, y hệt như trong mọt giấc mơ thật kinh hoàng và kỳ ảo. Tiếp sau đó mưa đổ nước xuống nhu trút; mưa như tát cả nước cùa các đại dương đã bốc hơi rồi ngưng kết lại, đổ xuống đây.
Sáng Hôm sau, cả một vùng hôm qua còn là lâu đài thành quách của Tiên Dung - Chử Dồng Tử, thấy chỉ có một hồ nuớc mênh mông, trông đến ngút tầm mắt, và ở giữa, là một bải đất nhỏ, vậy thôi. Xung quanh hồ thì vẫn như xua, là rừng cây bạt ngát lau sậy. Từ đấy trở đi, ai đi qua cũng gọi đó là "Đầm một đêm" và bãi "Tự nhiên".
Quân lính triều đình, sau cái đêm kinh thiên động địa tưởng sẽ biến tất cả thành tro bụi ấy, cũng hoàn hồn trở lại. Sáng ra, họ nhìn đầm nước mênh mông, thấy chẳng phài đánh chác gì mà cũng nên công, bèn hò nhau thổi thật nhiều cơm, thịt thật nhiều trâu, lợn đế làm một bữa no né, rồi quay vé kinh đô, báo tin nhà vua thắng trận.
Chiến công ấy, chẳng thấy ghi vào sử sách, nhưng toàn bộ sự việc xảy ra ở đầm nhất dạ va bãi Tự nhiên, thì đến muôn đòi sau, dân chúng vẫn còn nhắc nhở. lưu truyền!
Ôi! Ghê gốm thay là sự phân chia phú quí bỉ tiện! Và cũng ghê gớm thay là cái thói ghét ghen, đố kỵ của người đời! Đến ngay cà Ngọc Hoàng Thượng đế cũng chẳng thể làm thay đổi định kiến đó được, nên đành phải ra tay cứu vớt kẻ bị thiệt thòi. Ôi! Giá như đã xây ra điều ngược lại, tức là Tiên Dung – Chử Đồng Tử sẽ ỏ lại trị vì đất nước, thì có hạnh phúc nào bằng! Nhưng tiếc thay, đó chỉ còn là diều mơ ước...
Và, điều mơ ước ấy dã đi vào cõi tâm linh của mọi người dân đất nước Văn Lang, kể từ đó trở đi. Nhân dân tin rằng hai ông bà Tiên Dung – Chử Đồng Tử đã được Ngọc Hoàng Thượng đế đưa về cõi bất tử là để giúp Ngài thường xuyên chăm lo đến những chuyên cơ mật liên quan đến vận mệnh của đất nước Văn Lang. Và lịch sử dân tộc, ít nhâí cũng dã có hai lần minh chứng cho điêu đó.
- Giũa thế kỷ sáu, nhà Lương sai tướng Trần Bá Tiên cầm quân sang xâm lược nước ta. Đương kim tiền Lý Nam Đế (Lý Bí) bị vây hãm ở Khuất Lạo (thuộc Vĩnh Phú), giao cho Triệu Quang Phục chỉ huy thủy quân phá vòng vây chống giặc. Sau khi phá vây, Triệu Quang Phục đã về vùng Đầm Nhất dạ để lập căn cứ.
Nhờ địa thế hiểm yếu, có đầm nước lại có nhiêu mương ngòi chằng chịt, được che phủ bởi rừng cây lau sậy bạt ngàn, quân ta đã dùng thuyền độc mộc, nhiều phen xuất kỳ bất ý, đánh cho quân giặc những đòn trí mạng. Khi quân giặc mang lực lượng đến, đi vào vùng đầm nước như đi vào cõi thiên la địa võng, đã bị quân ta phục kích, nên chúng cũng chỉ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Một đêm, Triệu Quang Phục được Tiên Dung – Chử Đồng Tử hiện về, dặn dò, rồi trao cho một chiếc vuốt rồng để cài lên mũ đâu mâu. Nhờ vuốt rồng, Triệu Quang Phục đã trở nên vô địch, đánh đâu thắng đó, còn mưu lược thì đã đinh ninh lời Tiên Dung - Chử Đồng Tử dặn dò rồi.
Khi nhà Lương có biến, Trần Bá Tiên được triệu về nước, giao cho phó tướng Dương Sàn lên thay. Chỉ một lần giao chiến, Dương Sàn đá bị Triệu Quang Phục chém chết. Quân Luơng phải rút về nước. Khi ấy Lý Nam Đê đã mất, Triệu Quang Phục bèn tự lập lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương. Để ghi nhớ những ngày chống giặc ở Đầm Nhất Dạ, nhân dân đã yêu mến gọi Ngài là Dạ trạch vương.
- Đầu thế kỷ thứ mười lăm, khi ấy nhà Minh đã diệt xong nhà Hồ, đang cai trị nước ta. Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, hai anh em con cô con cậu là cháu nội và cháu ngoại của Trần Nguyên Đán - một Tể tướng danh tiếng cuối đời Trần, đều phải lưu lạc, làm những nghề bình thường để sống mai danh ẩn tích. Một đêm, hai anh em rủ nhau đến đền thờ Tiên Dung - Chử Đồng Tử ở vùng đầm Nhất Dạ để cầu mộng, trưóc khi lên đường vào Thanh Hóa giúp Lê Lợi.
Đêm ấy, hai ổne bà hiện về, báo cho hai chàng trai ưu tú, sau này sự nghiệp nhất định sẽ thành công. Về sau quà nhiên diễn ra đúng như vậy. Đất nước sạch bỏng quân thù. Lê Lợi trở thành Lê Thái Tổ, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi trở thành hai vị đệ nhất công thần...
Tử bao dời nay, chắc có lẽ ông bà Tiên Dung – Chử Đồng Tử ử trên trời vẫn lặng lẽ âm phù cho mọi nỗi thăng trầm cùa con dân nước Việt. Nhân dân ta luôn luôn tin tường vào điều ấy, nên đã tôn hai ông bà lên là một trong bôn vị Thánh bất Tử tron điện thờ cùa mình. Nếu bỏ qua phần mê tín (có the có?) trong truyền thuyết này, thì chúng ta vẫn có thể công nhận được một điều: Ấy là ngay từ buổi bình minh của lịch sứ dân tộc mà đã có hai con người lấy nhau hất kể sự cách biệt, lại đầy tài năng và có đức độ bao dung đến như thế; đã từng lãnh dạo dân chúng được mọi người tin yêu, thì há chẳng phải đã là một mẫu mực tuyệt vời đầu tiên cùa cái đạo trị quốc đó sao?