31/05/2017, 12:09

Nguyễn Tuân và sự hung bạo của thác dữ sông Đà

Đề bài: Nguyễn Tuân và sự hung bạo của thác dữ sông Đà. Bài làm Để làm rõ cái sự hung bạo của thác dữ sông Đà, Nguyễn Tuân đã huy động những khả năng tổng hợp của mình. Không chỉ là việc quan sát tinh tế, chi tiết; không chỉ là việc tưởng tượng, liên tưởng; không phải chỉ là việc so sánh, miêu tả. ...

Đề bài: Nguyễn Tuân và sự hung bạo của thác dữ sông Đà. Bài làm Để làm rõ cái sự hung bạo của thác dữ sông Đà, Nguyễn Tuân đã huy động những khả năng tổng hợp của mình. Không chỉ là việc quan sát tinh tế, chi tiết; không chỉ là việc tưởng tượng, liên tưởng; không phải chỉ là việc so sánh, miêu tả. Mà là tổng hợp tất cả những cái đó theo liều lượng, mức độ khác nhau. Đối tượng của nhà văn là dòng thác, những tảng đá, những luồng nước và Người lái đò Sông Đà. Cái thác hung dữ ...

Đề bài: .

Bài làm

Để làm rõ cái sự hung bạo của thác dữ sông Đà, Nguyễn Tuân đã huy động những khả năng tổng hợp của mình. Không chỉ là việc quan sát tinh tế, chi tiết; không chỉ là việc tưởng tượng, liên tưởng; không phải chỉ là việc so sánh, miêu tả. Mà là tổng hợp tất cả những cái đó theo liều lượng, mức độ khác nhau. Đối tượng của nhà văn là dòng thác, những tảng đá, những luồng nước và Người lái đò Sông Đà. Cái thác hung dữ ấy được cảm nhận bằng tiếng réo cứ to dần lên. Trong tiếng réo ấy, nhà văn nghe ra những giọng điệu khác nhau: oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo. Rồi để cho người đọc hình dung về dòng thác, tác giả so sánh: thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phả tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trêu đã cháy bùng bùng.

Đá trong thác được nhân hóa như là một lũ những tay ngỗ ngược mai phục, nghênh ngang đứng ngồi giữa lòng sông. “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mò hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Những tên đá ấy bày thành thạch trận với các cửa sinh, cửa tử thay đổi nhau chỉ chực án chết cái thuyền đơn độc. Rồi vào hùa với đá là nước. Nước hò la vang dậy. Nước như đô vật túm thắt lưng, liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tía, đánh ngầm.

Nhưng tất cả bị tiu nghỉu thất bại vì người lái đò dũng mãnh, người nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, người đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở, người cưỡi thác là cưỡi đến cùng như cưỡi hổ.

Tả con thuyền vượt qua ngoằn ngoèo dòng thác, Nguyễn Tuân viết: Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là lút thác.

Đoạn văn tả sự hung bạo của thác nước kết hợp sự quan sát, tưởng tượng, nhân hóa, miêu tả, so sánh, liên tưởng rất độc đáo. Có binh pháp, có trận bày theo lối xưa, có đánh vật, có đánh vật với các đòn hồi lùng, đòn tỉa, đòn ngầm; có sự câu kết giữa đá với nước. Nguyễn Tuân đã huy động nhiều phương diện khác nhau của nghệ thuật để làm bật lên sự hung bạo của thác dữ sông Đà. Qua đó càng làm cho ta thêm cảm phục người lái đò, một vị tướng, một con người tài hoa, nghệ sĩ.

0