31/05/2017, 12:08

Nghệ thuật miêu tả phong tục sinh hoạt trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Phân tích Nghệ thuật miêu tả phong tục sinh hoạt trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Bài làm Miêu tả phong tục sinh hoạt là sở trường của nhà văn Tô Hoài. Thế mạnh này giúp cho nhà vàn thổi được cái hồn của sự sống sinh động vào câu chuyện, để người đọc hình dung về nhân vật, sự việc như nó vốn thế ...

Phân tích Nghệ thuật miêu tả phong tục sinh hoạt trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Bài làm Miêu tả phong tục sinh hoạt là sở trường của nhà văn Tô Hoài. Thế mạnh này giúp cho nhà vàn thổi được cái hồn của sự sống sinh động vào câu chuyện, để người đọc hình dung về nhân vật, sự việc như nó vốn thế trong đời sống, nhất là những nhân vật và sự việc mang màu sắc cá thể hóa. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ thể hiện rất rõ điều này. Những chi tiết miêu tả đan xen, hòa quyện trong lời ...

Phân tích

Bài làm

Miêu tả phong tục sinh hoạt là sở trường của nhà văn Tô Hoài. Thế mạnh này giúp cho nhà vàn thổi được cái hồn của sự sống sinh động vào câu chuyện, để người đọc hình dung về nhân vật, sự việc như nó vốn thế trong đời sống, nhất là những nhân vật và sự việc mang màu sắc cá thể hóa. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ thể hiện rất rõ điều này.

Những chi tiết miêu tả đan xen, hòa quyện trong lời kể. Có khi, chỉ một vài điểm nhấn tác giả đã phác ra được cái nét rất riêng của đối tượng, chẳng hạn khi tả không khí ngày xuân của Hồng Ngài: Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. ; Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Bắt đầu khơi gợi và tạo tình huống như thế, để rồi ở những trang viết tiếp sau nhà văn đã để cho một người phụ nữ Mèo đỏ quanh năm lầm lũi như con rùa trong xó cửa bừng lên niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc trong một đêm tình mùa xuân nơi miền cao đầy ấn tượng.

Tô Hoài cũng tỏ ra rất am hiểu phong tục và khả năng quan sát, dựng cảnh sắc sảo ở cảnh xử kiện tại nhà thống lí Pá Tra, Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn, hủ tục, lề lối, sự tàn bạo, dã man của thế lực phong kiến miền núi đã được lột tả hết sức sinh động: Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ xưng lên, mũi và đuôi mắt dập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ… Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút […] Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt nghiến gỗ kéo dài, giữa tiếng người khóc, tiếng người kể lào xào, và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch. Phải thấm thía cảnh sống đau đớn, tủi nhục như thế ta mới cảm nhận hết được sức mạnh “cởi trói” tựa như bản năng sinh tồn mãnh liệt của những thân phận bị chà đạp.

Tất nhiên, Tô Hoài cũng đã rỏ ra rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Miêu tả phong tục sinh hoạt trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với khắc họa diễn biến nội tâm, dựng tình huống truyện,… tác giả của Vợ chồng A Phủ xứng đáng là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại.

0