Nguyên nhân hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt ở Tây Nguyên
November 30, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu | Hàng ngàn héc ta hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên điển hình là huyện Daksong của tỉnh Daknong đột nhiên nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Khiến cho hàng trăm hộ nông dân đang lâm vào tình cảnh điêu đứng mất trắng, không còn vốn để tái đầu tư ...
Hàng ngàn héc ta hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên điển hình là huyện Daksong của tỉnh Daknong đột nhiên nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Khiến cho hàng trăm hộ nông dân đang lâm vào tình cảnh điêu đứng mất trắng, không còn vốn để tái đầu tư cho cây trồng khác.
Rất nhiều hộ nông dân ở Đắk Kual 5, xã Đắk N’drung, huyện Đắk Song đã bỏ ra một khoản kinh phí không hề nhỏ trong việc đầu tư cây hồ tiêu. Dốc sạch túi tiền của mình cho việc đầu tư và vay thêm ngân hàng một khoản tiền lớn, nhưng bỗng dưng vườn tiêu có biểu hiện vàng lá rồi sau đó chết sạch trên diện tích lớn.
Thời điểm tiêu có hiện tượng vàng lá cho đến khi chết khô chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà thôi. Điều này khiến cho hộ nông dân không kịp trở tay, tắt cả công sức lẫn vốn liếng của gia đình đều tiêu tan trong vòng một nốt nhạc. Tiêu chết không có thu hoạch để trả lại ngân hàng khiến cho những hộ nông dân ở đây lâm vào tình cảnh xót xa.
Ban đầu biểu hiện của vườn tiêu nhiễm bệnh là cháy nữa lá rồi sau đó vài ngày thì cây chết rũ hoàn toàn. Để cứu vườn tiêu hộ nông dân đã tìm mọi cách, nhờ các kỹ sư hướng dẫn và can thiệp bởi thuốc BVTV nhưng không có hiệu quả.
Tổng diện tích trồng tiêu của huyện Daksong là 15.200ha chiếm phân nữa diện tích của tỉnh Daknong. Thời điểm vừa qua có 1.700 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm, bệnh tiêu đen lá và có 209 ha hồ tiêu chết rụi hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chết hàng loạt là do năm 2018 thời tiết mưa quá nhiều dẫn đến tiêu bị nhiễm nấm phytophthora sp, Pythium, nhiễm vi khuẩn, tuyến trùng. Chưa kể một số diện tích bị úng nước lẫn hình thức canh tác của bà con chưa đúng do quá lạm dụng thuốc hóa học và phân bón, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp.
Để ngăn ngừa tình trạng này xẩy ra thêm lần nữa, bên phía bộ nông nghiệp của tỉnh đã có biện pháp hạn chế dịch bệnh lây lan tối đa. Ngăn ngừa thiệt hại cho người dân và hướng dẫn bà con cách thức chăm sóc lẫn phòng trừ dịch bệnh cho hồ tiêu một cách hiệu quả.
Đối với những trụ tiêu đã chết nên gom lại và tiêu hủy đúng cách theo đúng quy trình mà kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn. Áp dụng biện pháp chăm sóc và canh tác đúng, tạo mương thoát nước cho hồ tiêu vào mùa mưa. Dùng thuốc BVTV và phân bón sao cho đúng cách.
Khuyến cáo bà con nông dân không nên trồng tiêu lại diện tích hồ tiêu vừa bị chết. Nên chuyển đổi sang trồng cây ăn trái hoặc cây cà phê không nên trồng thuần hồ tiêu mà nên canh tác xen kẽ với những cây trồng khác để tránh những thiệt hại không tác tiếc khi có dịch bệnh xẩy ra.