04/09/2017, 10:08

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, bài 6: Sa hành đoản ca

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, bài 6: Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên cát) của Cao Bá Quát 1. “Sa hành đoản ca” là của tác giả nào? A. Nguyễn Văn Siêu B. Cao Bá Quát C. Tùng Thiện Vương D. Tuy Lí Vương 2. Bài thơ “Sa hành ...

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, bài 6: Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên cát) của Cao Bá Quát

1. “Sa hành đoản ca” là của tác giả nào?
A. Nguyễn Văn Siêu                         B. Cao Bá Quát
C. Tùng Thiện Vương                       D. Tuy Lí Vương
 
2. Bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Lúc bị đày làm phục dịch sang Inđônêxia trên chiếc tàu đi công cán của triều đình nhà Nguyễn.
B. Lúc khởi nghĩa chống lại triều đình.
C. Lúc công thành danh toại trên con đường khoa cử.
D. Viết trong những chuyến vào kinh thi hội.
 
3. Địa danh nào sau đây là quê hương của Cao Bá Quát?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam.
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
 
4. Bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát được làm theo thể thơ nào sau đây?
A. Thơ tự do.                                    B. Cổ thể (cổ phong)
C. Ca trù                                           D. Thể hành
 
5. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm thể loại bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát?
A. Là thể thơ bị ràng buộc chặt chẽ bởi số câu quy định, niêm luật, vần điệu, ...
B. Một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi, không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ làm đơn vị nhịp điệu, không có vần.
C. Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu.
D. Còn gọi là cổ phong, là thể thơ sáng tác từ thời Đường trở về sau, không bị niêm luật, số chữ, số câu gò bó, có tính chất tự do, phóng khoáng, có khả năng miêu tả và biểu hiện phong phú
 
6. Nhân vật nào sau đây là anh em sinh đôi với Cao Bá Quát?
A. Cao Bá Nhạ                                           B. Cao Bá Phong
C. Cao Bá Đạt                                            D. Cao Bá Phùng
 
7. Cùng với Lê Duy Cự khởi nghĩa ở Mĩ Lương thất bại, cả nhà Cao Bá Quát bị “tru di tam tộc”, duy chỉ còn một người sống sót. Đó là ai?
A. Cao Bá Phong                                        B. Cao Bá Nhạ
C. Cao Bá Đạt                                            D. Cao Bá Phùng
 
8. Cao Bá Quát là danh sĩ đời nào sau đây?
A. Gia Long                                                B. Minh Mạng
C. Thiệu Trị                                                D. Tự Đức.
 
9. Bài thơ “Sa hành đoản ca” thể hiện rõ nét nhất tâm trạng gì của Cao Bá Quát?
A. Hạnh phúc                                   B. Căm hờn
C. Ngao ngán                                    D. Tuyệt vọng
 
10. Bài thơ ra đời trên đường Cao Bá Quát vào Huế dự thi. Với hoàn cảnh đó, bài thơ thể hiện suy nghĩ gì của tác giả?
A. Con đường công danh chỉ dành cho người có ý chí.
B. Con đường công danh thật gian khổ.
C. Con đường công danh thật vô nghĩa.
D. Con đường công danh chỉ dành cho người có tài năng.
 
11. Hình ảnh bãi cát dài trong bài thơ “Sa hành đoản ca” biểu tượng cho điều gì?
A. Con đường công danh - khoa cử.
B. Sự vô cùng tận của thiên nhiên.
C. Sự vô nghĩa của kiếp người.
D. Sự chán chường về danh lợi.
 
12. Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát là dụng ý gì của Cao Bá Quát?
A. Đi trên cát là một việc khó nhọc giống như con đường đi tìm công danh của tác giả cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn.
B. Đi trên cát là việc không mấy khó đối với bậc nam tử giàu ý chí.
C. Cát xuất hiện rất nhiều ở những nơi tác giả đi qua. Nó có ý nghĩa tượng trưng cho sự nghèo khổ đáng thương của nhân dân.
D. Tác giả muốn phê phán những kẻ mải mê mưu cầu danh lợi.
E. Nó tượng trưng cho khát vọng cháy bỏng của những người đi tìm danh vọng ở đời.
 
13. Ý nghĩa ẩn dụ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” là :
A. Hoàn cảnh trái ngang, bẽ bàng.
B. Hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan (tiến, lùi đều khó).
C. Hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.
D. Con đường không có lối ra.
 
14. Câu thơ “Đi một bước như lùi một bước” trong bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát có ý nghĩa thế nào?
A. Phản ánh tình trạng sa sút sức khoẻ vì đi trên con đường dài đầy cát.
B. Phản ánh sự mất hết ý chí của nhân vật trữ tình.
C. Phản ánh sự bảo thủ, trì trệ, kém phát triển của triều đình nhà Nguyễn.
D. Phản ánh đời sống khốn khổ, nghèo đói của nhân dân.
 
15. Hai câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ; Trèo non, lội suối, giận khôn nguôi” trong bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát thể hiện tâm tư gì của tác giả?
A. Giận thiên nhiên, tạo hoá bày ra những khó khăn cho con người.
B. Ước mong học được phép tiên để sống thanh thản, yên vui.
C. Nỗi chán ngán vì thân mình không đạt được ước nguyện công danh.
D. Nỗi chán ngán con đường danh lợi vô nghĩa, lại phải đày đoạ thể chất và tâm hồn mình.
 
16. Nội dung thơ văn của Cao Bá Quát phản ảnh những điều gì?
A. Tác giả phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ, kém phát triển.
B. Tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ.
C. Niềm tự hào với lịch sử của dân tộc.
D. Thơ văn Cao Bá Quát bộc lộ tâm hồn phóng khoáng, một trí tuệ lấp lánh, tư tưởng khai sáng và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
E. Tất cả các ý.

 
ĐÁP ÁN
 
Câu Đáp án Câu Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
B
D
A
B
D
C
B
D
9
10
11
12
13
14
15
16
C
C
A
E
C
C
D
E
0